Đây là chiếc máy tính hóa học NASA sẽ dùng để tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

    zknight,  

    Phát hiện sự sống trong mẫu vật là một quá trình tỉ mỉ và cẩn thận, tuy nhiên bạn không thể đem cả một phòng thí nghiệm lên sao Hỏa.

    Nếu theo dõi trang chủ của NASA một cách thường xuyên, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy họ “khoe” những thiểt bị cực kì thú vị. Cách đây không lâu là nguyên mẫu mới của bộ đồ phi hành gia, và bây giờ là một chiếc máy tính hóa học dành cho nhiệm vụ tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.

     Chiếc máy tính hóa học của NASA sẽ được đưa lên sao Hỏa.

    Chiếc máy tính hóa học của NASA sẽ được đưa lên sao Hỏa.

    Chiếc máy tính được NASA gọi với biệt danh “máy tính xách tay hóa học”. Nó đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA tại Pasadena, California. Chiếc máy sẽ có thể phát hiện axit amin và axit béo, những gì chúng ta đang coi là bằng chứng của sự sống thông qua việc lọc các mẫu trong chất lỏng được thu thập trên bề mặt sao Hỏa.

    Khi được phát triển hoàn thiện, chiếc máy tính hóa học này sẽ được mang tới sao Hỏa và trở thành “thiết bị phát hiện sự sống nhạy cảm nhất từng rời khỏi Trái Đất”, nhóm nghiên cứu cho biết.

    Thiết bị của chúng tôi là một máy phân tích hóa học được cấu hình lại nhỏ gọn như một máy tính xách tay. Nó có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau”, Fernande Mora, một trong những kỹ thuật viên của dự án tại JPL nói. “Cũng như một chiếc máy tính thông thường, chúng tôi nạp vào đó các chương trình khác nhau cho các phép phân tích khác nhau”.

    Nguyên lý cơ bản của cỗ máy, nó sẽ sử dụng một chất nhạy màu huỳnh quang để trộn vào mẫu vật thu thập. Chất nhạy màu này sẽ tự gắn vào các axit amino hoặc axit béo, các thành phần cấu tạo nên protein và màng tế bào. Sau đó, cỗ máy sẽ rửa sạch mẫu vật, nếu chất nhạy màu bám lại, nghĩa là trong đó tồn tại các loại axit hỗ trợ sự sống, ánh sáng huỳnh quang sẽ được quan sát thấy dưới kính hiển vi.

    Điều đặc biệt ở chỗ các axit này cũng có thể được tìm thấy ở các dạng thức phi sinh vật. Và đó là bí quyết NASA nắm giữ, họ có thể phân tích sự khác biệt này khi đo độ dài chuỗi carbon bằng chiếc máy tính hóa học.

     Thử nghiệm chiếc máy tính hóa học trong điều kiện thực.

    Thử nghiệm chiếc máy tính hóa học trong điều kiện thực.

    Tại phòng thí nghiệm JPL, các nhà khoa học đã đặt chiếc máy vào một không gian thực mô tả điều kiện sao Hỏa. Nó đã hoàn thành bài kiểm tra phân tích một mẫu “rỉ sắt xanh” trên xe rover. Qua đó, các nhà khoa học có thể tinh chỉnh độ nhạy và độ chính xác của phép phân tích trước khi nó sẵn sàng cho nhiệm vụ sao Hỏa.

    Có thể thấy rằng, kích thước nhỏ gọn là một yếu tố quan trọng cần được tối ưu cho bất kì một thiết bị không gian nào. Phân tích thành phần sự sống trong mẫu vật là một quá trình tỉ mỉ và cẩn thận, tuy nhiên bạn không thể đem cả một phòng thí nghiệm lên sao Hỏa.

    Chiếc máy tính hóa học của NASA đã thu nhỏ phòng thí nghiệm phân tích sự sống xuống kích thước tương đương một va li xách tay, tuy nhiên các nhà nghiên cứu còn muốn nó nhỏ gọn hơn nữa. Mora nói “Đó mới chỉ là bước đầu tiên trong tham vọng của chúng tôi. Tương lai, bạn có thể sẽ thấy một thiết bị cầm tay hoạt động trong lĩnh vực này”.

    Tham khảo Sciencealert

    NASA công bố nguyên mẫu bộ đồ phi hành gia sẽ mặc trên sao Hỏa

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ