Đến tận bây giờ, con người mới biết thế nào là "màu xanh dương"

    Nova,  

    Quay trở lại những năm 1800, học giả William Gladstone - người sau này trở thành Thủ tướng Vương quốc Anh - sau khi bỏ thời gian tìm hiểu sử thi Odýsseia của đại thi hào Homer đã phát hiện trong tác phẩm này không hề nhắc đến định nghĩa "màu xanh dương".

    Đầu năm nay, cộng đồng mạng thế giới đã nảy cuộc tranh cãi kịch liệt về màu của một chiếc váy được đăng lên mạng xã hội Twitter bởi người dùng có tên BradTheLadLong với câu hỏi duy nhất: Chiếc váy này màu xanh-đen hay vàng-trắng. Điều này đã lôi kéo các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới cũng đã tham gia cuộc tranh luận ấy. Kết luận mới nhất được đưa ra đã khẳng định: Chiếc váy kia thực sự có màu xanh-đen.

    Thế nhưng trong một nghiên cứu mới đây, rất nhiều chuyên gia đã tìm ra một bí mật động trời có thể khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi kết luận: con người không hề biết thế nào là màu xanh dương cho đến tận thời ký thế giới hiện đại. Thật vậy, cây bút Kevin Loria của trang Business Insider đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy định nghĩa "màu xanh dương" chưa hề xuất hiện trong lịch sử loài người cho đến tận thời kỳ thế giới cận đại và hiện đại.

    Quay trở lại những năm 1800, học giả William Gladstone - người sau này trở thành Thủ tướng Vương quốc Anh - sau khi bỏ thời gian tìm hiểu sử thi Odýsseia của đại thi hào Homer đã phát hiện trong tác phẩm này không hề nhắc đến định nghĩa "màu xanh dương". Thậm chí, nước biển lúc đó được Homer mô tả giống một loại rượu vang tối màu. Trong khi đó, màu đen xuất hiện gần 200 lần, màu trắng khoảng 15 lần, màu đỏ chưa tới 15 lần, còn màu vàng và màu xanh lá cây dưới 10 lần. Một thời gian sau, nhà nghiên cứu triết học Lazarus Geiger đã tiến hành nghiên cứu các văn tự cổ của nhiều nên văn hóa khác nhau như Iceland, Ấn Độ, Trung Hoa và cũng không hề tìm thấy có gì liên quan đến "màu xanh dương: theo quan điểm của thế giới hiện đại.

    Trên thực thế, Ai Cập, nền văn hóa nổi tiếng với thuốc nhuộm màu xanh dương, chính là nền văn minh cổ đại đầu tiên có một từ chỉ màu xanh dương. Khi loại thuốc nhuộm này vươn tới các nền văn minh khác, họ bắt đầu chú ý tới màu sắc không dễ dàng nhận ra trong tự nhiên đó. Lúc này, Lazarus mới kết luận thực sự thì tính theo góc nhìn của những người sống vào thời đại đó thì không có mấy đối tượng trong tự nhiên mang màu xanh dương ngoại trừ bầu trời vào ban ngày và nước biển. Đó có thể là lý do mà tổ tiên chúng ta không cần đến một từ để cắt nghĩa khái niệm này.

    Ngày nay, vẫn tồn tại những bộ lạc không có định nghĩa về "màu xanh dương", chẳng hạn như người Himba ở Namibia. Cách đây không lâu, chuyên gia tâm lý học Jules Davidoff của đại học London đã thực hiện một nghiên cứu liên quan tới màu sắc đối với một số người trong bộ lạc Himba. Ông đưa ra một vòng tròn với 12 ô vuông, trong đó 11 ô màu xanh lục và ô còn lại màu xanh dương. Kết quả đã khiến ông và các cộng sự bất ngờ khi những người trong bộ lạc này không thể phân biệt được ô màu xanh dương hoặc phải mất rất lâu mới cảm thấy có gì đó không đúng. Tuy nhiên, trong cùng bộ lạc lại có nhiều từ khác nhau để chỉ màu xanh lục.

     Có một ô màu xanh dương...

    Có một ô màu xanh dương...

     ... nhưng người Himba chỉ thấy toàn màu xanh lá.

    ... nhưng người Himba chỉ thấy toàn màu xanh lá.

    Và khi nghiên cứu được đảo lại, tức là trong 12 ô có 11 ô xanh dương và 1 ô xanh lục, họ lập tức tìm được màu ô vuông "lạc loài" trên màn hình hiểu thị. Thêm vào đó, một nghiên cứu vào năm 2007 của Viện công nghệ Massachuset cho thấy những người Nga nói tiếng bản địa có tới 2 từ chỉ "màu xanh dương", chủ yếu là để phân biệt mức độ sáng tối. Điều đó cho thấy, tổ tiên của chúng ta không thể nhận biết "màu xanh dương" chỉ vì họ chưa có một từ trong ngôn ngữ cắt nghĩa được nó.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ