Già đi có khiển con người trở nên thông thái hơn?

    Chuby,  

    Khi xét đến loài người, chúng ta thường đưa những người già lên làm biểu trưng cho sự thông thái của cả cộng đồng. Không phải tự nhiên mà những người đứng đầu thường là già làng, những người có tuổi và dư luận thường rất ngạc nhiên khi những người đứng đầu, lãnh đạo một quốc gia là một người trẻ tuổi.

    Ở phương Tây, loài vật biểu trưng cho sự thông thái là loài cú, còn ở phương Đông, loài rùa lại luôn là biểu tượng cho kiến thức. Trong những câu chuyện, sách vở hoặc trên phim ảnh, loài cú và loài rùa luôn được xây dựng đúng với vẻ ngoài của chúng trong tự nhiên. Loài cú trầm mặc, im ắng và loài rùa từ tốn, già cỗi là những biểu tượng hoàn hảo cho sự thông minh.
     

     
    Khi xét đến loài người, chúng ta thường đưa những người già lên làm biểu trưng cho sự thông thái của cả cộng đồng. Không phải tự nhiên mà những người đứng đầu thường là già làng, những người có tuổi và dư luận thường rất ngạc nhiên khi những người đứng đầu, lãnh đạo một quốc gia là một người trẻ tuổi.
     
    Những nhân vật nổi tiếng về sự thông thái cũng thường là những người có tuổi như Nữ hoàng Anh, Giáo hoàng…Thực tế thì nhiều người cũng tin rằng sự thông thái sẽ đến kèm với tuổi tác. Nhưng thật sự có phải như vậy?
     
    1. Sự thông thái đi kèm với tuổi tác?
     
    Chắc hẳn chúng ta có rất nhiều ví dụ về những trường hợp người lớn tuổi nhưng không thông thái cũng như ví dụ về những người trẻ tuổi nhưng lại vô cùng khôn ngoan. Thực tế thì tuổi cao không đi kèm với đỉnh cao của sự phát triển trí não. Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa sẽ tác động không tốt đến não bộ. Những nếp nhăn xuất hiện trên mặt cũng gần như đồng nghĩa với việc những nếp nhăn biến mất trong não bộ, hơn nữa, tuổi tác cao cũng có nghĩa là não chúng ta đã bị co rút lại rất nhiều so với khi còn trẻ. Những người già thường có trí nhớ kém, người ta vẫn thường gọi là lẩm cẩm.
     

     
    Triết học và tôn giáo đã nghiên cứu, viết sách vở về sự thông thái từ rất lâu, nhưng phải mãi cho đến những năm 1950, khoa học mới nghiên cứu về đề tài này.
     
    Nhà phân tâm học Erik Erikson đã tạo ra lý thuyết về 8 giai đoạn phát triển của con người, ở mỗi giai đoạn này con người sẽ có những thay đổi bên trong cơ thể và dần dần định hình nhân cách của mỗi người. Giai đoạn đầu của sự phát triển, những đứa trẻ sẽ học đối diện với sự tin tưởng và sự mất niềm tin, hình thành trong chúng, hi vọng hoặc sự thất vọng, ảnh hưởng đến tính cách của mỗi đứa trẻ. Ở giai đoạn già cỗi, chúng ta sẽ lão hóa, những người bị sự lão hóa phá hỏng trí não sẽ bị những bệnh như mất trí nhớ ở người già, những người không bị lão hóa tác động mạnh đến trí não thường sẽ được coi là người thông thái.
     
    Theo quan điểm của ông, trí tuệ là sự tổng hợp, hình thành trong suốt quá trình sống của một cá thể, phụ thuộc vào cả các thay đổi về thể chất lẫn tâm lý. Tuy chưa định nghĩa rõ ràng được trí tuệ là gì nhưng lý thuyết của Erikson đã mở đường cho những nghiên cứu về sự thông thái, trí tuệ của con người.
     
    2. Định nghĩa của Sự thông thái
     
    Trí  tuệ thực sự không thể được định nghĩa rõ ràng, nó là sự tổng hợp của rất nhiều khái niệm khác nhau như: trí thông minh, kiến thức, sự hiểu biết về con người, sự khiêm tốn, kinh nghiệm, sự cởi mở, kỹ năng giải quyết vấn đề và phán xét.
     
    Những người có những phẩm chất nói trên thường được coi là người thông thái. Những người lớn tuổi thường có kinh nghiệm sống hơn những người trẻ tuổi, do đó, khi những người già hội đủ những yếu tố để được coi là lớn tuổi, họ thường trở thành những người lãnh đạo, dẫn dắt sự phát triển của một cộng đồng người nhất định.
     

     
    Không giống như kiến thức sách vở thông thường, sự thông thái rất khó để được đo đếm theo những chuẩn mực. Thực tế thì sự thông thái thường phải xét theo cả phương diện văn hóa, xã hội và môi trường nơi một người sinh sống.
     
    Một chương trình tên là Berlin Wisdom Project đã đưa ra những cuộc khảo sát, nghiên cứu để cố gắng tìm ra những định nghĩa hoàn chỉnh về sự thông thái. Một trong những câu hỏi khảo sát là: “Một cô gái 14 tuổi quyết định bỏ nhà ra đi và sống tự lập. Như vậy có phải khôn ngoan?”. Trong trường hợp này, câu trả lời của mỗi người lại khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và những kinh nghiệm bản thân của người được hỏi.
     
    Tuy nhiên, chương trình này lại được cho là không phù hợp. Theo những tiêu chuẩn, người được coi là thông thái còn hội tụ được cả sự điềm đạm cũng như kinh nghiệm tích lũy trong cuộc sống, trong khi đó, chương trình này lại tập trung vào khảo sát về trí tuệ, kiến thức – là những khái niệm rất nhỏ bé so với phạm trù thông thái.
     
    3. Sự phát triển
     
    Những nghiên cứu đã chỉ rõ rằng những người lớn tuổi hơn không đồng nghĩa với việc người đó thông thái hơn. Độ tuổi thể hiện rõ nhất sự thông thái là trung niên hoặc khi đã khá cao tuổi nhưng sự thông thái bị giảm sút mạnh sau 75 tuổi do những vấn đề về sức khỏe và sự lão hóa ở con người. Và sự thông thái cũng phải được xem xét trong một nhóm, một cộng đồng nơi người được xét sinh sống, sự khác biệt về văn hóa, suy nghĩ cũng có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá này.
     

     
    Tuy có độ hiểu biết, quyết định gần giống nhau nhưng những người lớn tuổi hơn lại có được sự trầm tĩnh, phong thái hơn hẳn so với những người ở độ tuổi trung niên. Trong cuộc khảo sát, một bà già nghèo, 67 tuổi, từng sinh ra 7 đứa con lại có chỉ số thông thái hơn hẳn với những người trong cùng cuộc khảo sát đó. Những bản năng tự nhiên, sự lạc quan, kinh nghiệm tích lũy qua thời gian ảnh hưởng rất lớn đến sự thông thái của mỗi người.
     
    Những cuộc thí nghiệm vào năm 2008 tại Đại học Alberta và Đại học Duke cũng cho thấy rõ rằng những người lớn tuổi hơn thương nhìn nhận sự việc tích cực hơn so với người trẻ tuổi. Những cuộc kiểm tra cho thấy rằng trước mỗi một sự việc, hình ảnh, não bộ của người già thường liên kết những phản ứng của tâm lý với vùng kiểm soát cảm xúc, điều này khiến cho họ có vẻ điềm đạm, và tích cực hơn.
     
    Những nhà nghiên cứu cho rằng, người già có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Những người già từng trải có rất nhiều những lý luận mang tính đạo đức cao, chính điều này cũng tạo nên sự thông thái và trí tuệ cho họ. Những người trẻ tuổi thường nắm bắt được bài học đạo đức trong những câu chuyện nhưng lại không thể hiểu được tầm cao hơn của những bài học ấy; những người lớn tuổi hơn có thể nắm bắt tầm cao hơn của những triết lý tuy nhiên, chỉ những người già mới có thể hiểu hoàn toàn và nắm bắt được cảm hứng từ những bài học triết lý đó.
     
    Sự thông thái tồn tại ở mọi lứa tuổi, nhưng cách nhìn nhận mọi việc lại hoàn toàn khác nhau. Những người trẻ tuổi hơn có thể lựa chọn công việc một cách khôn ngoan, tuy nhiên, họ lại thiếu tầm nhìn, giới hạn về những kiến thức của cuộc sống khó có thể giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn, đó là một trong những lý do những người trẻ thường khó ổn định công việc. Những người lớn tuổi hơn có kinh nghiệm hơn, do đó, quyết định trong mọi việc của họ dù bị coi là cổ hủ nhưng lại khá sáng suốt và mang lại nhiều ích lợi cho tương lai.
     
    Erik Erikson là người đi tiên phong trong việc sử dụng khoa học để nghiên cứu sự thông tuệ của con người. Vào năm 1980, ông đã bổ sung cho lý thuyết về 8 giai đoạn phát triển trong cuộc sống. Ông cho rằng, trong 7 giai đoạn đầu của sự phát triển, mỗi bài học con người học được sẽ phát triển thành một thứ gì đó quan trọng, sâu xa hơn khi lớn lên. Những đứa trẻ học được cách tin tưởng và hi vọng sẽ hiểu được giá trị của sự tương tác khi lớn lên. Việc hiểu được giá trị của sự thấu cảm, tính kiên cường, sự khiêm tốn phát triển trong mỗi giai đoạn của cuộc đời giúp cho những người lớn tuổi trở thành những người thông thái, chỉ đường, dẫn lối cho những người trẻ tuổi.
     
    Erik Erikson - Nhà khoa học tiên phong nghiên cứu về sự thông thái ở loài người.
     
    Kết
     
    Có một câu nói mỉa tôi đã từng đọc: “Hỡi những người trẻ tuổi! Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với sự đàn áp của cha mẹ, thầy cô. Nếu bạn thực sự muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy chống lại họ, hãy dọn ra ngoài ở, hãy tự đi làm, hãy tự trang trải cuộc sống. Hãy làm đi vì giờ đây bạn biết tất cả mọi thứ!”.
     
    Như chúng ta đã đồng ý, sự thông thái tồn tại ở mọi lứa tuổi, mỗi người ở mỗi độ tuổi đều có thể học được những điều mới mẻ, hiểu được giá trị trong cuộc sống. Tuy nhiên, những người lớn tuổi hơn lại có kinh nghiệm sống phong phú hơn, họ đã trải qua thời trẻ tuổi. Chúng ta – những người trẻ - luôn cố gắng thoát khỏi sự quản thúc của cha mẹ, muốn tự khẳng định chính mình. Chúng ta đã quên mất rằng, những người già biết nhiều hơn những gì chúng ta có.
     
    Tôn trọng và học hỏi – Đây là những gì chúng ta nên làm và phải làm. Những người già thông thái có thể dạy cho chúng ta nhiều điểu.
     
    Tham khảo:Howstuffworks
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày