Hết nhiên liệu giữa đường, phi công hạ cánh thành công máy bay chiến đấu xuống tàu chở hàng

    Nova,  

    Ian Watson - trung úy Hải quân Hoàng gia Anh - đã phải hạ cánh chiếc Sea Harrier không còn một giọt xăng nào của mình xuống một tàu chở hàng của Tây Ban Nha vào năm 1983.

    Hết nhiên liệu là một cơn ác mộng với bất kỳ phương tiện nào, đặc biệc các phi công lái máy bay chiến đấu nhận thức rõ ràng mối nguy từ tình huống này. Thường thì các máy bay ít khi rơi vào tình trạng lơ lửng trên không với bình nhiên liệu cạn khô, vì chúng có thể gọi cứu viện tiếp nhiên liệu giữa bầu trời giống như trong những bộ phim về đề tài quân sự. Mặc dù vậy không phải lúc nào các phi công cũng may mắn như vậy, điển hình như Ian Watson - trung úy Hải quân Hoàng gia Anh - đã phải hạ cánh chiếc Sea Harrier không còn một giọt xăng nào của mình xuống một tàu chở hàng của Tây Ban Nha vào năm 1983.

    Ngày 6/5/1983, Ian Watson tiến hành một bài bay thực tế đầu tiên của mình trong buồng lái chiếc Sea Harrier ZA176 từ tàu sân bay HMS llustrious ở Đại Tây Dương. Vào lúc chuẩn bị quay về tàu sân bay, Ian Watson phát hiện các thiết bị định vị dẫn đường và liên lạc không làm việc. Khi nhiên liệu trên chiếc Sea Harrier đã sắp cạn, phi công nhìn thấy một con tàu không xác định được danh tính, về sau người ta mới biết là tàu hàng Tây Ban Nha vận chuyển container "Alraigo" với độ choán nước 2300 tấn, boong trên của nó chất đầy các container. Phi công đã hạ cánh thành công chiếc "Sea Harrier" của mình trên bốn container cùng liên kết với phần giữa tàu, được hướng dẫn chỉ bởi các tín hiệu đèn của các thành viên thủy thủ đoàn. Điều này được thực hiện trên một diện tích ít hơn 4-5 lần so với yêu cầu trong hướng dẫn hạ cánh khẩn cấp khi biển động cấp 5 ở tàu sân bay.

    Sau đó 4 ngày, tàu Alraigo cập bến cảng Santa Cruz de Tenerife. Tất cả những người làm việc tại cảng lúc đó đã phải tròn mắt khi thấy chiếc Sea Harrier nằm lăn lóc trên những chiếc container. Sau khi chiếc máy bay trở về với vòng tay của quân đội, toàn bộ thủy thủ đoàn đã được Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh tặng số tiền hơn 570 nghìn bảng Anh. Mặc dù bị cho là "thiếu kinh nghiệm tác chiến trên không" và chỉ huy của anh bị khiển trách vì đã cho anh sử dụng Sea Harrier ngay trong lần đầu tiên làm quen với thực địa - một chiếc máy bay khá khó sử dụng lúc bấy giờ - nhưng Ian Watson vẫn tích lũy được hơn 2000 giờ bay sau đó trên chính chủng máy bay Sea Harrier và thêm 900 giờ nữa trên máy bay F/A-18s trước khi giải ngũ vào năm 1996.

    BAE Systems Sea Harrier là một loại máy bay phản lực VTOL/STOVL (Phương tiện chiến đấu cất cánh theo phương thẳng đứng) của hải quân, nó có chức năng của máy bay tiêm kích, trinh sát và tấn công, đây là một thiết kế phát triển dựa vào loại Hawker Siddeley Harrier. Loại máy bay này bắt đầu phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 4/1980 với tên gọi Sea Harrier FRS.1, nó còn có tên gọi khác là "Shar". Phiên bản cuối cùng được gọi là Sea Harrier FA2. Loại máy bay này bắt đầu được rút dần khỏi biên chế các đơn vị hải quân Anh vào tháng 3/ 2006.

    Vào năm 1966, kế hoạch chế tạo lớp tàu sân bay CVA-01 cho Hải quân Hoàng gia Anh bị hủy bỏ, rõ ràng việc kết thúc kế hoạch này liên quân đến cả việc thiết kế chế tạo máy bay cánh cố định trang bị cho tàu sân bay. Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1970, người Anh có kế hoạch đầu tiên về chế tạo một "lớp tàu tuần dương có thể chứa được máy bay" (through deck cruisers), tên gọi của lớp tàu này được đặt cẩn thận để tránh thuật ngữ "tàu sân bay" (aircraft carrier) nhằm mục đích có cơ hội tăng ngân sách dành cho việc nghiên cứu chế tạo (tất nhiên chính xác thì lớp tàu được phát triển là tàu sân bay). Những con tàu này cuối cùng trở thành lớp tàu sân bay Invincible. Với những cải tiến nhỏ như một đoạn đường băng để thực hiện thao tác cất cánh 'ski-jump', đường băng mới có chiều dài là 170 m, cho phép tàu sân bay vận hành một số lượng nhỏ những máy bay phản lực STOL.

    Những chiếc Hawker Siddeley Harrier GR.1 của không quân hoàng gia Anh bắt đầu phục vụ trong các đơn vị vào tháng 4/1969. Vào năm 1975 hải quân hoàng gia Anh cũng đặt mua 34 chiếc Sea Harrier FRS.1 (FRS là từ viết tắt của cụm từ Fighter - tiêm kích/Reconnaissance - trinh sát/Strike - tấn công), chiếc đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm 1978. Tổng cộng có 57 chiếc FRS.1 được bàn giao từ năm 1978 đến năm 1988. FRS.1 có thiết kế cơ bản phần lớn dựa vào Harrier GR.3, nhưng được thay đổi với một buồng lái nổi có một vòm kính che hình "bọt" (vòm kính này giúp tăng tầm nhìn cho phi công khi máy bay tác chiến trong vai trò phòng không) và thân máy bay được mở rộng về phía trước để tạo không gian cho radar Blue Fox của Ferranti (bay giờ là BAE Systems), hơn nữa nó còn được chế tạo bởi hợp kim chống chịu được tác động của môi trường biển.

    Việc tán thành cho tiêu chuẩn nâng cấp mới là FRS.2 được thực hiện vào năm 1984. Chuyến bay đầu tiên của mẫu thử nghiệm được thực hiện vào tháng 9/1988 và một hợp đồng đã được ký để nâng cấp 29 máy bay vào tháng 12 cùng năm, máy bay nâng cấp được biết đến với tên gọi F/A.2 (sau này là FA2). Vào năm 1990, hải quân Anh đã đặt mua 18 chiếc FA2 được chế tạo mới, với chi phí khoảng 12 triệu bảng cho một chiếc, và một hợp đồng nâng cấp 5 chiếc khác được ký vào năm 1994. FA2 được đề cao với radar Blue Vixen, loại radar này được miêu tả như một trong số nhiều hệ thống radar xung doppler tiên tiến trên thế giới. Blue Vixen được hình thành trên cơ sở phát triển từ radar CAPTOR của Eurofighter Typhoon. FA2 mang tên lửa AIM-120 AMRAAM và là máy bay đầu tiên của Vương quốc Anh có khả năng mang loại tên lửa này. Chiếc đầu tiên được giao vào 2/4/1993 và hoạt động triển khai đầu tiên của FA2 là vào tháng 4/1994 trong lực lượng của giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc tại Bosnia. Chiếc Sea Harrier FA2 được chế tạo mới cuối cùng được bàn giao vào 18/1/1999.

     

    Sea Harrier hạ cánh thần kỳ xuống tàu chở container khi hết nhiên liệu.

    Loại máy bay này đã nhận danh hiệu là loại nguy hiểm nhất để lái với 1/3 số lượng trong phi đội của Hoa Kỳ đã rơi với 143 tại nạn nghiêm trọng làm chết 45 lính trong đó có một số phi công xuất sắc nhất được biết đến tại đây tính đến năm 2003, với trục trặc hỏng hóc liên tục, bảo trì kém và vấn đề kinh phí cao. Nó bị cấm bay quá nhiều đến nỗi phi công thường không có đủ thời gian bay để duy trì thành thạo kỹ năng góp phần làm tăng tai nạn. Sea Harrier rút khỏi biên chế vào năm 2006 và những chiếc cuối cùng được rút khỏi Phi đội 801 vào ngày 29/3/2006. Những kế hoạch được công bố vào năm 2002 bởi Bộ quốc phòng (MoD). Các máy bay thay thế là loại Lockheed/Northrop/BAE F-35, nhưng loại máy bay này sẽ không được trang bị cho đến năm 2012. Tuy nhiên, MoD biện luận rằng chi phí để nâng cấp các phi đội sẽ khá lớn mà những máy bay chỉ hoạt động thêm được 6 năm.

    Tham khảo WarHistoryOnline

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày