Hiện tượng Mặt trăng máu sẽ xuất hiện vào ngày 15/4

    TVD,  

    (GenK.vn) - Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 15/4/2014, người dân tại Mỹ sẽ được chứng kiến ​​một trong những hiện tượng thiên văn thú vị nhất trong năm: Nguyệt Thực toàn phần màu đỏ hay còn gọi là "Mặt trăng máu".

    Vào khoảng 2 giờ sáng (giờ Mỹ) ngày 15/4, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Lúc này mặt trăng sẽ không còn có màu vàng mà thay vào đó là màu đỏ. Đây chính là hiện tượng "Mặt trăng máu".

    Hiện tượng Mặt trăng máu sẽ xuất hiện vào ngày 15/4

    Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, hiện tượng người dân có thể quan sát hiện tượng Nguyệt thực trên toàn nước Mỹ. Người xem có thể quan sát hiện tượng Nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Nếu thời tiết nhiều mây, người dân tại Mỹ có thể quan sát hiện tượng này được truyền hình trực tiếp trên Kính thiên văn Slooh bắt đầu từ 10 giờ tối ngày 14/4.

    Theo thông báo từ NASA, hiện tượng "Mặt trăng máu" sẽ xảy ra hai lần trong năm 2014. Lần thứ nhất diễn ra vào ngày 15/4 sắp tới, và lần thứ hai vào ngày 8/10. Vào năm 2015, thời điểm diễn ra "mặt trăng máu" sẽ là 4/4 và 28/9.

    Hiện tượng Mặt trăng máu sẽ xuất hiện vào ngày 15/4

    Vậy "Mặt trăng máu" xuất hiện khi nào? Theo NASA, khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài là có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.

    Lúc này bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối mà ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này.

    Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực. Mặt trăng sẽ tiếp tục thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng và có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này chịu ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra Nguyệt Thực.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ