Kính tương tác ảo - Đôi mắt thực cho người khiếm thị

    Dee Tee,  

    Công nghệ tương ác ảo AR được xem là "tia sáng" đưa những hình ảnh thực tế vào đôi mắt người khiếm thị, giúp họ nhìn và cảm nhận được sự việc xung quanh.

    Tưởng như những hình ảnh đó tới từ một cuộc triển lãm tranh nghệ thuật trừu tượng nào đó, với những hình ảnh đen trắng, vẽ nguệch ngoạc với độ tương phản cao. Nhưng không, tất cả đều là những gì mà người khiếm thị có thể nhìn thấy được. Tất nhiên điều đó nhờ vào công nghệ kính tương tác ảo AR (Augmented-Reality).

    Hình ảnh nguyên mãu của sản phẩm kính AR thuộc dự án VA-ST.

    Hicks, một nhà thần kinh học, chuyên nghiên cứu về những bộ phận cơ thể giả cũng như hình ảnh giả cho người khiếm thị, ông cũng chính là đồng sáng lập của dự án VA-ST, một startup nhắm tới việc phát triển loại kính giúp người mù nhìn được hình ảnh.

    Được giới thiệu là công nghệ có khả năng cảm biến chiều sâu đi kèm phần mềm làm nổi bật đường nét của những người, những vật thể xung quanh sau đó đơn giản hóa những đường nét đó. Ngoài ra, chiếc kính "kì diệu" này còn có 4 chế độ khác nhau, thể hiện màu đen, màu trắng và màu xám cũng như một chế độ màu thông thường mà có thể được sử dụng để lưu lại những hình ảnh và phóng to chúng.

    Đoạn video mô tả quá trình sử dụng thực tế Smart Specs.

    Hầu hết những người tham gia thử nghiệm cho dự án đều là những người mù thực sự, nhưng vẫn còn một chút khả năng nhìn, họ có thể nhận thấy ánh sáng nhưng không thể nhận ra khuôn mặt người khác hay những vật thể xung quanh. Những người mù này sẽ mất khả năng nhìn hoàn toàn trong điều kiện ánh sáng yếu. Giáo sư Hicks gọi sản phẩm của mình là Smart Specs, một thiết bị thông minh giúp đưa hình ảnh và ánh sáng vào mắt người khiếm thị trong mọi điều kiện ánh sáng.

    "Điều này sẽ giúp xác định những thứ xung quanh và làm nổi những vật thể đó" Hicks chia sẻ.

    Trong tháng 6 này, VA-ST bắt đầu đưa nghiên cứu này thử nghiệm tại Anh, nhờ 300 tình nguyện viện mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và viêm võng mạc sắc tố trong khoảng thời gian 4 tuần. Phần hộp của thiết bị có khả năng ghi lại những thiết lập của tình nguyện viên với kính AR, khi nào họ sử dụng thiết lập đó và dữ liệu chuyển động trong quá trình thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu sẽ xử dụng những dữ liệu đó để hoàn thiện sản phẩm của mình.

    Dự án VA-ST có khả năng sẽ đưa ra thị trường phiên bản thương mại đầu tiên vào đầu năm tới. Hicks cũng cho biết giá của sản phẩm sẽ thấp hơn $1000.

    Phiên bản hiện tại của Smart Specs bao gồm 1 phần hộp chính, tai nghe nhựa và một đôi kính tương tác ảo của Epson Moverio. Đây cũng là bộ phận đóng vai trò như màn hình của thiết bị. Cùng với đó sẽ là một bộ phận của Asus đóng vai trò camera đo độ sâu và máy ảnh màu thông thường. Các dây đeo quanh đầu người mặc, giữ kính chắc chắn khi đeo. Thiết bị được trang bị cục pin có thời gian sử dụng khoảng 8 giờ mỗi lần sạc. Smart Specs sẽ có khả năng kết nối với máy tính xách tay.

    Về cách thức hoạt động của chiếc kính AR này, các máy ảnh thông thường của Asus sẽ ghi lại hình ảnh môi trường xung quanh, thiết bị xác định độ sâu hoạt động và xác định khoảng cách đến từng đối tượng và bề mặt. Bộ phận xử lý trong chiếc hộp điều khiển sẽ sử dụng các phép đo chiều sâu để tìm ra những gì để làm nổi bật và những gì để bỏ qua. Nếu một người phụ nữ đứng cách bạn khoảng 3 mét, phần mềm VA-ST sẽ cung cấp những hình ảnh, cái nhìn phóng đại theo thiết lập sử dụng, từ đó làm xuất hiện hình ảnh người phụ nữ kia với 2 màu đen và trắng. Chỉ bằng những đường nét tối giản nhưng cũng đủ để bạn xác định được đó là ai, và khoảng cách giữa bạn và người phụ nữ đó là bao xa.

    So sánh hình ảnh từ các chế độ của Smart Specs.

    So sánh hình ảnh từ các chế độ của Smart Specs.

    "Bước vào một nhà hàng hay quán bar, ánh sáng thay đổi rất nhanh đến mức không thể nhìn thấy mọi người", ông Hicks nói: "Điều này sẽ giúp làm nổi bật chỗ ngồi".

    Hicks đã giới thiệu Smart Specs trong một hội nghị công nghệ ở Santa Clara, California vừa rồi. Là một người có thị lực bình thường, xem thế giới qua ống kính VA-ST giống như đang trong một bộ phim hoạt hình đen trắng. Hicks so sánh nó với bộ phim Richard Linklater's Trippy, trong đó sử dụng một hình thức của bản vẽ trên đỉnh cảnh phim live-action được gọi là rotoscoping.

    Hicks cũng cho biết trong những thách thức lớn nhất hiện nay mà ông phải đương đầu, điều khó khăn nhất là nâng được độ sâu của hình ảnh lên, mục tiêu mà Hicks hướng tới là khoảng 5 mét.

    James Weiland, một giao sư về nhãn khoa và kỹ thuật y tế tại đại học Nam California, người đang làm việc trong dự án thiết bị đeo phục vụ y tế, cho rằng Smart Specs rất có tiềm năng cho những người có thị lực kém. Ông chỉ ra có thể có những thông tin thị giác quan trọng sẽ không được hiển thị qua thiết bị của VA-ST, như cửa ra vào chẳng hạn.

    Thông số của Smart Specs cũng cần được cải tiến, cần nhẹ hơn và đẹp hơn. Ông Weiland cho hay: "Một số người sẽ chấp nhận sản phẩm này bởi những gì nó mang lại, nhưng sẽ có một số người không muốn đeo một thứ to đùng trên đầu mình". Hicks cũng đồng ý với quan điểm trên và hứa hẹn sẽ cho ra mắt những sản phẩm nhỏ gọn giống kính mắt bình thường.

    Tham khảo Mashable

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ