Liệu Apple có lên kế hoạch mở ra một ngân hàng của riêng mình?

    Quân Nguyễn,  

    Apple Bank là một ý tưởng khá thú vị.

    Charlie Stross đã viết một bài blog bàn luận về việc sự quan tâm của Apple trong khả năng mã hóa mạnh mẽ có mối liên hệ với chính mối quan tâm của họ về thanh toán bảo mật, và cũng liên quan tới kế hoạch dài hơi của họ trong việc đầu cơ số tiền mặt khổng lồ của mình thành một ngân hàng và phá vỡ toàn bộ ngành công nghiệp ngân hàng bán lẻ.

    Nó là một ý tưởng khá hay ho. Và khi bạn bắt đầu nghĩ về nó, bạn nhanh chóng nhận ra không chỉ mối quan hệ với khách hàng của Apple gợi ra một cơ hội khả thi trong ngành ngân hàng mà còn của cả Google và Facebook. Tuy nhiên vẫn có những lý do khiến cho những công ty này chưa đặt những bước đầu tiên: Sẽ là bất hợp pháp khi những công ty phi ngân hàng như Apple muốn dấn thân vào mảng ngân hàng.

    Về lý thuyết, Apple có thể tìm cách thuyết phục các nhà quản lý để họ có thể tham gia vào những công việc liên quan đến ngân hàng. Nhưng nếu họ muốn vậy, chẳng khác gì họ đang cúi đầu và mong muốn hợp tác với những nhà quản lý trong những vấn đề khác. Tuy vậy, Apple lại vừa làm điều ngược lại, tạo ra một cuộc chiến với FBI về bảo mật của iPhone. Đó không phải là hành vi của một công ty đang chuẩn bị đặt chân vào một ngành công nghiệp mới với tính quy củ rất cao.

    Nhưng công ty thông thường không thể sở hữu ngân hàng

    Ta sẽ đi vào chính trị Mỹ một chút để nói về một điều luật cũ tên gọi Glass-Steagall, nó đã bị bãi bỏ vào năm 1999, và được đề xuất để khôi phục lại một số phiên bản của nó. Điều luật này nói rằng một ngân hàng (ở đây nói về nơi mà bạn có thể có tài khoản ngân hàng hay có thể tới đó để thực hiện thế chấp) không thể là một phần của của cùng một công ty với danh nghĩa thuộc những loại công ty dịch vụ tài chính khác, như ngân hàng đầu tư hay các công ty bảo hiểm.

    Nhưng cần phải hiểu rõ rằng sự kết hợp giữa ngân hàng thương mại/ ngân hàng đầu tư chưa từng là thứ gì đó duy nhất bị cấm trong Chính sách kinh tế mới; nó là thứ duy nhất được hợp pháp hóa trong việc bãi bỏ quy định về tài chính của những thập niên 1980 và 90.

    Nghĩa là tuy một ngân hàng có thể là một phần của cùng một công ty khi là một ngân hàng đầu tư hay một công ty bảo hiểm hoặc một công ty môi giới chứng khoán, nhưng một ngân hàng sẽ không thể bán pizza hay oto hay sửa chữa điều hòa. Để trở thành một công ty có ngân hàng của riêng mình bạn cần phải là một Công ty sở hữu Ngân hàng (BHC), và khi đó bạn sẽ không thể sở hữu những doanh nghiệp không phải là những công ty dịch vụ tài chính.

    Ranh giới có thể trở nên không rõ ràng một chút khi mà những công ty phi ngân hàng bán ra những hàng hóa tiêu dùng lâu bền đôi khi có thể có những công ty con có khả năng cho vay, vốn khá giống với ngân hàng. Nhưng những nhà quản lý vẫn tìm cách để kiểm soát ranh giới. Một ví dụ chính là mảng tài chính của General Motor, GMAC, từng là một cỗ máy kiếm tiền cực lớn cho công ty này. Nhưng chỉ sau khi GMAC được tách ra như một công ty riêng biệt tên gọi Ally Bank trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. GMAC được sở hữu bởi một công ty oto, nên nó không thể làm ngân hàng. Ally Bank thì không, nên nó có thể.

    Cứng đầu với FBI là một cách tồi tệ để có được giấy phép ngân hàng

    Một Apple Bank thường sẽ là bất hợp pháp (tuy rằng vốn đã có một ngân hàng lấy mất cái tên này), thì chuyện nó có thể xảy ra cũng chẳng phải bất khả thi. Walmart đã từng tranh đấu và rồi thất bại trong việc có được giấy phép ngân hàng, nhưng rồi tám năm sau đó lại thành công trong việc đảm bảo quyền được thực hiện những việc giống như ngân hàng. Apple là một công ty lớn, và họ có thể thuê những luật sư và những người vận động hành lang để có được những phán quyết pháp lý thuận lợi và được thông qua những pháp luật mới.

    Nhưng đây chính là nơi mà giả thuyết của Stross về mối liên hệ giữa mong muốn làm ngân hàng và việc đối đầu với FBI thực sự không hề tồn tại.

    Nếu như bạn cần tới những phán quyết pháp lý cực lớn từ chính phủ Mỹ, điều cuối cùng mà bạn muốn làm chính là tạo ra một mớ bùi nhùi khổng lồ trước đại chúng về việc bạn chẳng muốn hợp tác với chính phủ trong những vấn đề mà FBI coi là những câu hỏi cấp bách về an ninh quốc gia.

    Nhiều khả năng, việc Apple sẵn sàng đưa ra một lập trường mạnh mẽ, để thay mặt cho sự bảo mật của người dùng của họ, chống lại những yêu cầu hợp tác của chính phủ lại chỉ ra điều ngược lại: Apple không hề lên kế hoạch thỉnh cầu về những quy định pháp lý lớn nào trong tương lai gần. Apple Pay hoạt động bằng cách hợp tác với các bên liên quan trong ngành công nghiệp ngân hàng và thẻ tín dụng hiện nay. Một phần là để đảm bảo cho sự chấp nhận rộng rãi, nhưng nó cũng giúp tránh khỏi những vấn đề về pháp lý. Apple sẵn sàng đối đầu với FBI cho thấy họ chẳng hề có kế hoạch nào để thay đổi chiến lược dựa trên sự hợp tác này.

    Theo VOX.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ