Một người phụ nữ được cứu sống bằng cách in 3D lại khối u trong não

    TVD,  

    Công nghệ in 3D đã được sử dụng để tiến hành phẫu thuật thành công một khối u trong não.

    Michael Balzer sau khi bị mất việc vì một số vấn đề về sức khỏe vào năm 2013, anh đã thành lập một công ty chuyên in ấn và công nghệ in 3D. Tuy nhiên khi thành lập công ty in 3D của mình, anh không biết được rằng sau này chính công nghệ in 3D đã cứu sống người vợ của mình khỏi một khối u ác tính có kích thước 3cm ngay trong não.

    Pamela Shavaun Scott là vợ của Michael, cô đã từng mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp và sau đó đã phải cắt bỏ. Tuy nhiên căn bệnh của cô đã có biến chứng và đến năm 2014, các bác sĩ đã phát hiện một khối u ác tính ngay dưới hộp sọ của cô. Trong một khoảng thời gian ngắn khối u đã phát triển rất nhanh khiến các bác sĩ yêu cầu cô cần phải phẫu thuật.

    Pamela Shavaun Scott, with a 3D printed copy of her own skull. Her right index finger is indicating the location of the meningioma she had removed.

    Pamela bên cạnh chiếc hộp sọ mô phỏng của cô được tạo ra bằng công nghệ in 3D, vị trí ngón tay của cô là vị trí của khối u.

    Tuy nhiên khối u của Pamela nằm sau hốc mắt phía dưới hộp sọ và ngay trên phần vỏ não. Do đó mà việc phẫu thuật sẽ rất khó khan, các nhà khoa học sẽ phải mở hộp sọ và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ trên vỏ não. Điều này có thể gây ra các tổn thương vỏ não, tổn thương dây thần kinh và dẫn đến mất các giác quan. Tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật này là rất thấp.

    Michael rất muốn cứu sống người vợ của mình, anh đã tìm cách để giúp tăng tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật bằng công nghệ in 3D. Michael đã tải một phần mềm miễn phí có tên InVesalius, được phát triển bởi một trung tâm nghiên cứu Brazil để chuyển đổi dữ liệu chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp CT thành hình ảnh 3D.

    Sau đó Michael đã tiến hành in 3D hình ảnh này, kết quả là anh có nguyên mẫu hộp sọ của Pamela với vị trí chính xác của khối u dưới hốc mắt. Anh gửi nguyên mẫu này đến tất cả các bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng nhất trong nước để họ đánh giá và xem khả năng có thể phẫu thuật được hay không. Kết quả là một bác sĩ phẫu thuật Trung tâm Y tế của Đại học Pittsburgh - Hoa Kỳ (UPMC) đã nhận phẫu thuật cho Pamela.

    This 3D print helped doctors plan a new, minimally-invasive surgery to remove Scott's meningioma.

    Mô phỏng chính xác vị trí và kích thước của khối u bằng công nghệ in 3D.

    Nguyên mẫu hộp sọ in 3D của Michael cũng được sử dụng để các bác sĩ phẫu thuật tiến hành thử nghiệm trước. Theo đó phương pháp được sử dụng là sẽ phẫu thuật qua mí mắt trái của Pamela và tiến hành cắt bỏ khối u bằng một mũi khoan nhỏ qua hộp sọ.

    Kết quả là khối u của Pamela đã được loại bỏ 95% sau ca phẫu thuật thành công. Michael vô tình đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ in 3D vào phẫu thuật, với mô hình cho phép các bác sĩ có cái nhìn trực quan nhất cũng như có thể tiến hành thử nghiệm trước những ca phẫu thuật quan trọng. Giúp tăng tỷ lệ thành công của những ca phẫu thuật này, cứu sống thêm nhiều bệnh nhân giống như Pamela.

    Theo makezine

    >>Cảm động với những gì công nghệ in 3D đem lại

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày