Nếu có thể, robot sẽ quyết định tính mạng của con người như thế nào?

    Linh Anh,  

    Trong xã hội hiện đại, con người có thể đối mặt với một số viễn cảnh tương lai khi mạng sống của họ được định đoạt bởi những quyết định xử lý từ những robot.

    Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của cây bút Alex Hamilton.

    Trước khi trí tuệ nhân tạo xuất hiện, lựa chọn của robot biểu hiện mong muốn của con người và do con người trực tiếp điều hướng. Nhưng khi ngày càng phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực, quyết định tự động của robot đặt đang đặt ra câu hỏi về vấn đề đạo đức. Trong xã hội hiện đại, con người có thể đối mặt với một số viễn cảnh tương lai liên quan đến tính năng tự động của các thế hệ robot y tế, phương tiện không người lái hay robot quân sự.

    Robot y tế

    Với sự phát triển của khoa học công nghệ, robot y tế có khả năng duy trì hoặc kéo dài sự sống của một người bị thương nặng hay sắp qua đời. Tuy nhiên, người Cơ đốc giáo ở Mỹ cho rằng điều này đi ngược lại với giáo lý của tôn giáo họ. Cục Quản lý Thực thẩm và Y Dược Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) không phê duyệt giải pháp gây tranh cãi này vì áp lực chính trị. Nhiều người tin rằng robot có thể giúp họ kéo dài sự sống, nhưng hệ thống pháp lý của Mỹ chưa thể quyết định do sự đối lập giữa thực tế và chủ quan tôn giáo.

    Các câu hỏi được đặt ra là liệu một người sẽ chết chỉ vì quyết định của chúng phủ không?, Robot có nên được lập trình theo quy định này bằng mọi giá, dù nó liên quan đến tính mạng của con người?, Nếu robot phạm luật và ưu tiên mạng sống của con người trước tiên, ai sẽ là người bị truy tố - người được sống hay nhà sản xuất robot?.

    Trên thực tế, bệnh nhân có quyền ký giấy Không cứu sống (Do Not Resuscitate - DNR) để yêu cầu bác sĩ không can thiệp tình trạng sức khỏe cá nhân. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu của một bệnh viện do tổ chức Cơ đốc giáo bảo thủ quản lý, người này cần được đảm bảo phải sống sót. Liệu một bệnh viện có robot và dịch vụ chăm sóc đặc biệt có thể cứu sống bệnh nhân trái theo mong muốn của họ hay không?.

    Với quyền truy cập hệ thống dữ liệu, robot có thể đề xuất giải pháp để cứu sống người bệnh đang gặp nguy hiểm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người này từ chối điều trị vì thiếu hiểu biết, có định kiến văn hóa hay tôn giáo? Robot có nhiệm vụ cứu sống tính mạng của họ hay phớt lờ để người đó chết? Theo các chuyên gia, vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của robot; sự thiếu hiểu biết là trách nhiệm của cá nhân hay trở thành gánh nặng cho các nhà lãnh đạo; liệu trách nhiệm này có phải chỉ áp dụng cho công dân Mỹ - nơi coi trọng chủ nghĩa cá nhân và điều gì sẽ xảy ra với những quốc gia khác.

    Xe tự lái

    Hãy tưởng tượng chiếc xe không người lái của bạn đang theo sau một xe tải chở 1/4 tấn hàng hóa là các thanh thép được buộc chặt xuống thùng xe. Một mối buộc bị lỏng và sự rung lắc, xô đẩy của mặt đường tác động lên đống thép.

    Bạn lướt qua một chiếc xe nhỏ chở 3 thanh niên cùng hành lý của họ. Đây là một chiếc xe cũ, đòi hòi tài xế phải tập trung lái, chú ý thao tác chân phanh và ga. Phía sau bạn là một bà bầu trong một mẫu xe sang cùng cậu con trai ngồi ở ghế sau. Đang di chuyển, hệ thống cảm biến trên xe bỗng nhiên phát hiện một thanh thép lớn từ xe tải bay vút về phía mình.

    Lúc này, chiếc xe có các lựa chọn:

    - Đâm vào chiếc xe của nhóm thanh niên. Bạn sẽ sống, nhưng vụ tai nạn gây chấn thương và nguy cơ mất mạng.

    - Đâm thẳng vào đống thép đổ ra đường và các thanh thép chọc thẳng vào động cơ xe. Ngay cả với công nghệ hiện đại, vụ tai nạn cũng khiến người phụ nữ cầm lái phía sau sảy thai khi xe cô ấy đâm nối đuôi xe bạn. Cậu con trai ngồi ở ghế sau gập đầu về trước. Nếu viễn cảnh này không xảy ra, bà mẹ và hai người con sẽ sống sót.

    - Xe giật lái sang phải và bắt gặp có một bé gái 8 tuổi đi xe đạp. Cô bé sẽ chịu thương tích nặng nề nhưng vẫn sống sót. Vì khó khăn, gia đình em sẽ không có đủ khả năng thanh toán viện phí và trở thành gánh nặng cho xã hội.

    - Xe vẫn giữ hướng đi và thanh thép đâm thẳng vào người ngồi trên xe với bạn. Không ai phải chịu đựng gì ngoài cái chết tức thì.

    Robot quân sự

    Robot X-10 đi qua địa phận của địch, rà soát khu vực này và phát hiện quân lính của đối phương. Nhận thấy người này bị thương và không còn là mối đe dọa nguy hiểm, X-10 đánh dấu vị trí và tải dữ liệu về bộ phận chỉ huy.

    Tại khu vực tấn công khác, khi xác định vị trí của kẻ thù gần một bụi cây, X-10 phát thông tin cảnh báo qua hệ thống loa để thông báo ngừng bắn. Một tiếng hét bất ngờ vang lên và một bé gái 10 tuổi xuất hiện với vũ khí trên tay.

    Dù đứa trẻ là mối đe dọa rõ ràng, X-10 có nên giết đứa trẻ để tự bảo vệ và tiếp tục nhiệm vụ?. Vì không có cảm xúc như con người, trí tuệ nhân tạo có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất hay không vẫn là một câu hỏi cần lời giải đáp.

    Ai là người quyết định?

    Các triết gia hay nhà đạo đức học được cho là nên can thiệp vào việc đưa ra quyết định trong những tình huống này. Nhưng đối với các nhà sản xuất, kỹ sư phần mềm hay nhà hoạch địch chính sách của chính phủ, điều này không ai dám chắc.

    Nếu bị kết luận là có tội theo luật pháp, người lái xe sẽ lo ngại về chi phí bảo hiểm. Liệu có tốt hơn khi người này cho phép chiếc xe tự động đưa ra quyết định?. Nếu điều đó gây chết người, người lái xe có bị buộc tội giết người do cẩu thả khi điều khiển phương tiện trên đường hay không?

    Nếu quyết định không phụ thuộc vào chủ xe, nó được gọi là “tính độc đoán của thiết kế”. Dù là nhà thiết kế, nhà sản xuất hay lập trình viên, lựa chọn lái xe đều được tạo ra cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức ở đây là việc cho phép quyết định nằm trong tay một cá nhân không quan tâm đến điều này. Chuyên gia hay nhà thiết kế phương tiện không người lái được trả tiền để làm việc đó, nhưng người lái xe thì không.

    Tham khảo Medium

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ