Ngày 17/9: Diễn ra trận chiến lớn nhất trong lịch sử nội chiến Hoa Kỳ

    Trần Nam Sơn,  

    Nó đã đi vào lịch sử như là ngày đẫm máu nhất của nước Mỹ, với tổng số tử vong, thương vong và mất tích lên tới 22.717 người.

    Trận chiến Antietam, hay còn được biết đến với cái tên trận chiến Sharpsburg, diễn ra vào ngày 17 tháng 9 năm 1862 gần Sharpsburg, Marylan và Antietam Creek, là một phần trong chiến dịch Maryland. Đây là trận đánh lớn đầu tiên trong cuộc Nội chiến Mỹ, khởi đầu từ phía miền Nam để giành quyền kiểm soát khu vực của phe liên minh Miền Bắc. Nó đã đi vào lịch sử như là ngày đẫm máu nhất của nước Mỹ, với tổng số tử vong, thương vong và mất tích lên tới 22.717 người.

    Sau khi tướng Robert E. Lee thuộc phe liên minh miền Nam tới Marylan, tướng Geogre B. McClellan thuộc phe miền Bắc đã quyết định tổ chức nhiều cuộc tấn công nhắm vào phòng tuyến của tướng Lee tại Antietam Creek. Vào lúc rạng sáng ngày 17 tháng 9, binh đoàn của thiếu tướng Joseph Hooker đã tung ra một đợt tấn công lớn vào cánh trái đội ngũ của tướng Lee.

    Cuộc tấn công này quét qua khắp khu vực Miller’s Cornfield và diễn ra trong thế giằng co tại nhà thờ Dunker. Cùng lúc đó, những đợt tấn công của phe liên minh miền Bắc nhắm vào khu Sunken Road cuối cùng đã xuyên thủng trung tâm của phe miền Nam, nhưng họ lại không tận dụng được lợi thế này.

    Vào buổi chiều cùng ngày, binh đoàn của thiếu tướng phe miền Bắc Ambrose Burnside nhập cuộc, giành được cây cầu đá trên khu vực Antietam Creek và tiến thẳng đến cánh phải của quân miền Nam. Trong thời điểm quyết định này, đơn vị của tướng Gen. A. P. Hills  xuất hiện từ khu vực Harpers Ferry và mở ra một đợt phản công bất ngờ, đẩy lùi cuộc tiến công của tướng Burnside và kết thúc cuộc tiến công.

    Mặc dù bị áp đảo gấp đôi về quân số, tướng Lee vẫn kiên trì bám trụ, trong khi tướng McClellan chỉ cho không đến ¾ số quân của mình tham chiến, điều này cho phép quân miền Nam giữ được thế trận cân bằng với đối phương. Cho đến tối, cả hai bên đều tạm đình chiến.

    Mặc dù số lượng thương vong đã trở nên quá lớn, nhưng tướng Lee vẫn cầm cự khá kiên cường. Ngày hôm sau, 18/9, tướng Lee đã rút phần lớn số quân của mình về miền Nam qua con sông Potamac.

    Dù cho có lợi thế cực lớn về mặt quân số và thế trận, nhưng cuộc tấn công của tướng McClellan vẫn thất bại khi không có được sự tập trung cần thiết. Điều này giúp tướng Lee di chuyển lực lượng và có được không gian để đối phó với các cuộc tấn công kể trên. Tuy nhiên, xét cho cùng, McCleallan đã hất văng cuộc xâm chiếm của Lee ra khỏi lãnh thổ Maryland, dù cho Lee có rút lui thành công về Virginia.

    Phe miền Nam đã là phe đầu tiên phải bỏ chạy khỏi cuộc chiến – điều này khiến phe miền Bắc trở thành người thắng cuộc trong trận chiến này. Và chừng đó là đủ để tổng thống Abraham Lincoln đưa ra bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ trên bàn đàm phán với phe miền Nam.

    Trận chiến chính thức kết thúc vào lúc 17h30’ ngày 17/9. Tổn thất là vô cùng nặng nề với cả hai bên. Phe miền Bắc có tổng số thương vong là 12.401 người với 2108 số tử vong. Con số này bên phía phe miền Nam lần lượt là 10.318 người và 1546 người.

    Tổng số người thiệt mạng trong ngày này đã nhiều hơn bất cứ ngày nào khác trong lịch sử thành lập nước Mỹ. Khá nhiều tướng đã thiệt mạng trong trận chiến này, trong đó có thể kể đến các tướng Joseph K.Mansfield, B.Richardson, Isaac P.Rodman ở phe miền Bắc và Lawrence O. Branch, William E.Starke ở phe miền Nam.

    Buổi sáng hôm sau, ngày 18/9, phe miền Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tấn công tiếp theo từ phe miền Bắc, nhưng điều đó đã không xảy ra. Sau khi tạm đình chiến để hai bên thu hồi và trao đổi thương binh, quân đội của tướng Lee bắt đầu rút chạy qua sông Potomac, và về đến Virginia vào buổi tối cùng ngày.

    Tổng thống Lincoln đã vô cùng thất vọng với kết quả này. Ông cho rằng, sự bất cẩn và những quyết định sai lầm của tướng McClellan trên chiến trường đã biến đây thành một trận hòa, thay vì có thể tiêu diệt hoàn đội quân chủ lực của phe miền Nam.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ