Ngày 20/4: Thiết bị đầu tiên có thể gọi video, tách được chất phóng xạ radium

    TVD,  

    Ngày 20/4 trong lịch sử: Thiết bị đầu tiên trong lịch sử có thể thực hiện cuộc gọi video, hai vợ chống nhà vật lý Marie Curie lần đâu tiên tách được chất phóng xạ radium.

    Ngày 20/4/1964: Thiết bị đầu tiên trong lịch sử có thể thực hiện cuộc gọi video

    Thiết bị này được gọi là picturephone, nó đã thực hiện cuộc gọi video xuyên lục địa đầu tiên trong lịch sử giữa thành phố New York và California. Thiết bị này bao gồm một chiếc điện thoại cầm tay được nối với một chiếc TV nhỏ và một máy quay. Nó cho phép người gọi điện thoại có thể nhìn thấy hình ảnh của nhau qua màn hình của chiếc TV.

    Chiếc picturephone này được ra mắt vào năm 1964 tại Hội chợ Thế giới, nó được trưng bày tại gian hàng của nhà mạng AT&T và được chào bán với giá 16 - 27 USD. Tuy nhiên thiết bị này không được sử dụng phổ biến cho đến khi nó bắt đầu được thương mại hóa tại Chicago. Đây chính là tiền thân của các ứng dụng gọi video hiện nay như Skype.

    Ngày 20/4/1902: Lần đâu tiên tách được chất phóng xạ radium

    Năm 1902, hai vợ chống nhà vật lý Pierre và Marie Curie đã lọc tách được chất radium chloride, một chất có tính phóng xạ mạnh hơn cả urani. Pierre và Marie quyết tìm ra nguyên tố ấy bằng cách phân tích khoáng vật pichblend (có chứa uraniu). Sau khi làm thí nghiệm nhiều lần, ngoài nguyên tố phóng xạ trên còn có một nguyên tố nữa mà Marie phát hiện ra là polonium theo tên quê hương của Marie, và nguyên tố kia tên radi vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).

    Tuy nhiên, lúc đầu công bố, do lượng radi trong pichblend quá nhỏ nên Pierre và Marie chưa thể lọc ra được, vì thế radi không được công nhận. Sau lần đó, Pierre và Marie quyết định lọc radi ra khỏi pichblend, và trong tám tấn pichblend thì chỉ có một gram radi nhỏ. Vì thế, nó rất đắt và quý.

    Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này. Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.

    Tham khảo: todayinsci

    >>Ngày 17/4: Tàu Apollo 13 trở về Trái đất, Columbus và cuộc hành trình đến châu Á để mua gia vị

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ