Nước Mỹ công bố kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính mạnh mẽ tới năm 2030

    Thiên Long,  

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Barrack Obama hôm thứ Hai (3/8) đã chính thức công bố bản kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính mạnh mẽ của nước Mỹ từ nay tới năm 2030, trong đó cắt giảm khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than đá là ưu tiên cần thực hiện hàng đầu.

    Bản kế hoạch cắt giảm của chính quyền nước Mỹ sẽ tập trung vào việc cắt giảm khí thải nhà kính mạnh mẽ từ nhiều nhà máy đốt than đá. Tuy nhiên, đã có nhiều bang tại Mỹ phản đối bản kế hoạch này của Tổng thống Obama do chưa thống nhất được vấn đề pháp lý giữa quản lý môi trường và ngành công nghiệp than tại các bang.

    Chính phủ Mỹ đang có những động thái khá tích cực trong việc chống biến đổi khí hâu.

    Chính phủ Mỹ đang có những động thái khá tích cực trong việc chống biến đổi khí hâu.

    Theo dự kiến, bản kế hoạch của Nhà Trắng sẽ tiến hành cắt giảm lượng phát thải khí carbon (CO2) từ lĩnh vực năng lượng đạt mức 32% tới trước năm 2030, tăng 9% so với một đề xuất trước đây.

    Quy định mới này hứa hẹn sẽ mở ra một hướng đi mới giúp biến đổi sâu rộng ngành năng lượng của Mỹ cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thay vì điện từ than như hiện nay.

    Ở chiều hướng ngược lại, nhóm các ngành công nghiệp và các nhà lập pháp ở một số tiểu bang đã thách thức Quốc hội Mỹ và đưa ra lời cáo buộc với Chính quyền Tổng thống Mỹ đang cố ý nhằm đẩy giá năng lượng lên cao.

    Nhà Trắng sau đó cũng có thái độ kiên quyêt đáp trả với lập luận cho rằng, bản kế hoạch này sẽ là "phát súng khởi đầu" cho mọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu do ông Obama và nội các Chính phủ cam kết.

    Nếu kế hoạch này của ông Obama được thực hiện, tỷ lệ điện than tại Mỹ sẽ giảm xuống 27% cho tới năm 2030, thấp hơn so với đề nghị ban đầu khoảng 30%.

    Theo Bộ Năng Lượng Mỹ, điện than đang chiếm 39% trong tổng lượng điện năng của toàn nước Mỹ trong năm 2014. Trong khi đó, điện từ khí thiên nhiên có thể tiếp tục chiếm tới 30% lượng điện năng tại Mỹ tính tới năm 2030 và năng lượng tái tạo sẽ là 28%, tăng từ mức 22% được đề ra từ ban đầu.

    Kế hoạch này sẽ là trọng tâm lời cam kết đóng góp của nước Mỹ với Liên Hợp Quốc trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP 21) dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay tại Paris (Pháp). Trong đó, Mỹ từng tuyên bố sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong các cuộc đàm phán tại hội nghị.

    Các nhà máy nhiệt điện đang là những nguyên nhân hàng đầu khiến lượng khí thải nhà kính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu và ấm nên toàn cầu không ngừng tăng lên qua từng năm.

    Các nhà máy nhiệt điện đang là những nguyên nhân hàng đầu khiến lượng khí thải nhà kính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu và ấm nên toàn cầu không ngừng gia tăng qua từng năm.

    Theo Brian Deese, một cố vấn cao cấp về biến đổi khí hậu của Tổng thống Obama cho biết, sự cứng rắn của Chính quyền Tổng thống Obama sẽ tăng khả năng giúp Mỹ đạt được mục tiêu đã cam kết trước thềm hội nghị COP 21. Dự kiến, nước Mỹ sẽ tiến hành cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính của toàn nền kinh tế đạt mức 26-28% cho tới năm 2025 thông qua một lộ trinh cắt giảm bắt đầu từ năm 2020.

    Mỗi bang tại Mỹ sẽ được yêu cầu nộp một bản kế hoạch tới cơ quan bảo vệ Môi Sinh Mỹ (EPA) vào năm sau và mô tả chi tiết về lượng khí thải cam kết cắt giảm. Chuyên gia McCarthy đến từ EPA nhận định, nguyên tắc mới sẽ thay đổi các mục tiêu đã được áp dụng cho mỗi một tiểu bang trong những năm tiếp theo, do đó sẽ giúp thu hẹp sự bất bỉnh đẳng giữa các tiểu bang.

    EPA dự kiến cũng sẽ tạo ra một cơ chế linh hoạt cho phép các bang có thể phát triển các nhà máy và tham gia vào chợ trao đổi hạn ngạch phát thải với các bang khác có phương pháp tính toán tương tự. Điều quan trọng là cách thức thực hiện này sẽ không đòi hỏi thỏa thuận giữa các bang.

    Nguyên tắc sửa đổi mới của Mỹ sẽ bao hàm hai biện pháp mới của Chính phủ trong đó "cắt giảm hóa đơn năng lượng cho các gia đình có thu nhập thấp" và "cắt giảm chi phí công nghệ năng lượng tái tạo".

    Một chương trình khuyến khích năng lượng sạch cũng sẽ được Chính phủ Mỹ mở ra để trao thưởng cho những quốc gia sớm có những hành động triển khai các dự án năng lượng tái tạo tới trước năm 2022.

    Nếu như bản kế hoạch này sớm được Chính phủ Mỹ đưa vào thực hiện trong những năm tới, thế giới hứa hẹn sẽ sớm chứng kiến được những thay đổi tích cực từ những đầu tầu cả về kinh tế lẫn gây ô nhiễm môi trường như Trung Quốc, Nhật Bản,.... tham gia nhiều hơn vào công cuộc chống biến đổi khí hậu trên thế giới.

    Tham khảo Reuters

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ