[Phần 1] Cùng đến thăm 20 pháo đài ấn tượng nhất trên thế giới

    Thiên Long,  

    Trong suốt lịch sử khá dài của loài người, chúng ta đã tạo ra được những công trình pháo đài vô cùng đồ sộ và ấn tượng vẫn còn lưu giữ cho tới ngày nay.

    Những pháo đài/ công sự được giới thiêu trong bài viết này trải dài trên khắp thế giới. Chúng có thể là nơi để bảo vệ các binh lính thoát khỏi những trận tử chiến kinh hoàng. Nhưng đó cũng có thể là nơi được tạo ra với mục đích nghiên cứu quân sự hoặc giám sát bầu trời.

    Trong phần 1 này, chúng ta hãy cùng điểm qua 10 pháo đài đầu tiên trong danh sách 20 pháo đài ấn tượng nhất trên thế giới.

    1. Pháo đài Gibraltar

    Núi Gibraltar hay còn gọi là Cây cột của Hécquyn là một ngọn núi ở Gibraltar, cực tây nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Nó có đỉnh cao tới 426 mét.

    Nhằm tận dụng lợi thế hiểm trở của ngọn núi Rock of Gibraltar với vách đá cheo leo, dốc cao ở phía Nam Châu Âu và tiếp giáp với eo biển Gibraltar, Anh đã xây dựng một pháo đài thời Trung Cổ tại nơi đây.

    Pháo đài được xây dựng trên đỉnh núi vào thế kỷ thứ 16 và là nơi tập trung vũ khí phòng thủ của nước Anh. Pháo đài này cũng có một đường hầm để cất trữ vũ khí, lương thực và tập hợp quân đội chống lại thế bao vây cô lập của các nước khác. Hiện tại, pháo đài này vẫn tồn tại như một vùng lãnh thổ hải ngoại của nước Anh.

    2. Pháo đài Cheyenne Mountain Complex

    Căn cứ của NORAD (Cơ quan phòng thủ Bắc Mỹ) hay có tên là Khu phức hợp quân sự núi Cheyenne (Cheyenne Mountain Complex) được xây dựng trên các ngọn núi xung quanh thành phố Colorado Springs, tiểu bang Colorado, Mỹ.

    Hệ thống tòa nhà có những lớp cửa kiên cố với khả năng chống lại các vụ nổ với sức công phá lên tới 25 tấn thuốc nổ. Căn cứ của NORAD được xây dựng bằng 518 mét đá granit giúp tránh khỏi các thảm họa tự nhiên, bom và ô nhiễm phóng xạ.

    3. Pháo đàiChittorgarh

    Pháo đài lớn nhất Ấn Độ bao phủ hơn 283 ha trên một ngọn đồi cao 179 mét. Công trình gồm có các tòa tháp và tường được Đế chế Maurya xây dựng gần TP. Udaipur của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7.

    Pháo đài Chittorgarh cũng có một tên khác là Fort of Chittor. Pháo đài này có một con đường uốn lượn dài tới 1,6 km dẫn tới 7 cánh cổng được bảo vệ bởi các tháp đồng hồ và cửa sắt có gai nhọn. Hiện tại chỉ có 22 trong số 84 vũng nước trong pháo đài còn tồn tại và 40% không gian của pháo đài hầu như đều bị bao phủ bởi nước. Lượng nước này đủ để xây lên một hồ chứa có dung tích khoảng 3,7 triệu m3 nước và với lượng mưa hàng năm cung cấp đều đặn, hồ chứa này có thể duy trì nguồn nước cho khoảng 50.000 binh sỹ trong vòng 4 năm.

    4. Pháo đài Windsor

    Lâu đài có tuổi đời và kích thước lớn nhất trên thế giới chính là Windsor Castle. Lâu đài này đã từng là nhà của Hoàng gia Anh trong khoảng 1.000 năm. Hiện nay đây là nơi ở chính thức cho Nữ hoàng Elizabeth II. Lâu đài Windsor được hoàng đế William cho xây dựng vào năm 1070 với mục đích tạo nên một thành trì chiến lược dọc bờ sông Thames nhằm bảo vệ các khu vực trong thủ đô Luân Đôn từ phía Tây.

    Lâu đài được bảo vệ bởi những công sự đá nên có thể chịu được nhiều trận đánh khốc liệt trong quá khứ.

    5. Pháo đài Jefferson

    Đây là một trong những tòa nhà được xây dựng bằng gạch lớn nhất nước Mỹ. Công tình được thiết kế và thi công vào giữa những năm 1800 để tránh cướp biển từ Vịnh Mexico tràn vào đất liền. Pháo đài Jefferson tọa lạc trên quần đảo Florida Keys, ngang qua TP. Kew West, bang Florida, Mỹ.

    Fort Jefferson được xây dựng bởi hơn 16 triệu viên gạch và là công trình cải tạo nâng cấp của một ngọn hải đăng. Nơi đây từng rất nhộn nhịp bởi có rất đông tù nhân bị giam giữ trong cuộc nội chiến Mỹ vào cuối những năm 1800. Tuy nhiên kể từ sau đó, Jefferson đã bị quên lãng và trở thành pháo đài bỏ hoang. Theo thiết kế, pháo đài gồm 6 mặt và bao phủ trên 4,45 ha trong tổng diện tích 6,4 ha của toàn bộ đảo. Hiện tại nơi đây đang được sử dụng như một địa điểm du lịch thu hút khách tham quan.

    6. Pháo đài Prague

    Được xây dựng vào khoảng những năm 880, lâu đài Prague do Hoàng tử Borivoj của Triều Premyslid cho lệnh xây dựng.Tòa lâu đài này được khẳng định là công trình "tổ hợp lâu đài phức tạp nhất lịch sử". Với diện tích lên tới 6,9 ha, tòa nhà chứa rất nhiều các cung điện và tòa nhà lớn nhỏ khác nhau theo kiến trúc Roman và Gothic từ thế kỷ thứ 10 và 14. Bên trong lâu đài là nhà thờ Thánh Vitus và Thánh George. Mặc dù vậy cấu trúc của lâu đài đã bị phá hủy nghiêm trọng do những cuộc chiến kéo dài từ những năm 1600.

    7. Pháo đài bay B-17

    Nhắc tới khái niệm pháo đài, chúng ta cũng không thể bỏ qua những thứ được gọi là "pháo đài bay" bởi chúng có thiết kế vô cùng đồ sộ và chứa đựng vô vàn điều bí ẩn. B17 là một pháo đài như vậy. Pháo đài bay này là một máy bay ném bom hạng nặng sở hữu 4 động cơ, súng máy và được Tập đoàn Không quân Mỹ cho ra mắt vào năm 1935.

    B17 được thiết kế dưới dạng máy bay đơn cánh thấp và trang bị những tính năng khí động lực học từ chiếc XB-15. Vào thế chiến thứ Hai, rất nhiều phi công đã sử dụng máy bay này để chiến đấu.

    8. Pháo đài Malbork

    Một nhóm Công giáo có tên Teutonic Order đã xây dựng lên lâu đài lớn nhất thế giới trên bờ sông Nogat, Ba Lan vào năm 1406. Công trình này được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Malbork hiện nay đã được công nhận là di sản thế giới UNESCO sau nhiều năm nỗ lực bảo tồn của giới chức Ba Lan.

    9. Pháo đài trên biển USS Nimitz

    Từng được triển khai chiến đấu vào năm 1975, tàu sân bay USS Nimitz có chiều dài 332 mét với độ dài bong tàu dành để cất hạ cánh máy bay dài tới 76,8 mét. Siêu tàu sân bay USS Nimitz có thể di chuyển với tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ. Nó có thể mang trên mình 5.000 thuyền viên và hơn 60 máy bay. Hiện pháo đài chạy bằng năng lượng hạt nhân này đã trở thành một biểu tượng của Hải quân Mỹ với tổng cộng 10 tàu sân bay vẫn còn hoạt động trong biên chế.

    10. Pháo đài Fort Knox

    Là thành quả sau một quá trình nỗ lực xây dựng căn cứ quân sự mới của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 1, Fort Know được hoàn thành vào năm 1918. Đây cũng là nơi được chọn để dự trữ vàng chính thức cho nước Mỹ. Fort Know được bảo vệ bởi nhiều lớp đá granit, bê tông và hàng rào thép giúp công trình này có thể chịu được sức công phá khủng khiếp của bom nguyên tử.

    Quân đội Mỹ cũng trang bị thêm cho căn cứ này những công nghệ giám sát kỹ thuật số tinh vi và nhiều công nghệ quốc phòng cao cấp khác.

    (còn tiếp)

    Tham khảo PopularMechanics

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ