Quân đội Mỹ dự định đào tạo binh sĩ nhạy cảm như... người nhện

    Tuấn Việt,  

    Một sĩ quan Hải quân Mỹ khi nghiên cứu về giác quan thứ sáu đã chỉ ra rằng con người có thể phát hiện và hành động theo một cách vô cùng đặc biệt mà không nghe theo lý trí và mất thời gian phân tích

    Đôi khi ở các mặt trận, những lính Mỹ thông thường đã sử dụng giác quan thứ sáu để cứu rất nhiều mạng sống, ví như ở Afghanistan và Iraq. Hiện nay quân đội Mỹ muốn có một cái nhìn toàn diện hơn về “giác quan của loài nhện” và luyện tập cho các binh đoàn của họ thức tỉnh được bản năng siêu anh hùng trong mỗi người.
     


    Một sĩ quan Hải quân Mỹ khi nghiên cứu về giác quan thứ sáu đã chỉ ra rằng con người có thể phát hiện và hành động theo một cách vô cùng đặc biệt mà không nghe theo lý trí và mất thời gian phân tích, điều này được viết trong một bản báo cáo đặc biệt đăng ngày 29/2. Hy vọng điều này sẽ tạo động lực cho việc hình thành trực giác của các lính bộ binh, hải quân và các đơn vị mới khác khi chưa có hoặc có ít kinh nghiệm thực tế.
     


    Trực giác cho phép con người hành động quyết đoán trong những tình huống không chắc chắn – mang đến khả năng tự bảo đảm an toàn bản thân và các đồng đội khi đối mặt với các cuộc mai phục hoặc khu vực bị rải đầy bom mìn. Tuy nhiên, trực giác hoàn toàn khác với những thứ có trình tự, những phân tích tiêu tốn thời gian bởi vì nó xảy ra rất nhanh và hoàn toàn không dự đoán trước được. Những người lính có thể nhìn, ngửi hoặc nghe thấy gì đó một cách vô thức và xâu chuỗi chúng lại trong một phần trăm giây để tạo ra “cảm giác về giải pháp” khiến họ đưa ra một quyết định bất ngờ trong các tình huống chiến đấu.
     

     
     
    Quân đội Mỹ cũng chỉ ra rằng giác quan thứ sáu có thể được rèn luyện bằng “những cuộc huấn luyện ngầm” – thu thập thông tin mà không hoàn toàn nhận thức được quá trình huấn luyện – thay vì tạo nên sự thành thạo qua nhiều năm luyện tập. Một trong các bài huấn luyện ngầm thông thường bao gồm cả đạp xe leo núi, học ngoại ngữ hay phát triển trực giác đoán biết hành động của mọi người.
     
    Ban đầu, sĩ quan nghiên cứu của hải quân lên kế hoạch tính toán sự hiệu quả của cả trực giác lẫn những bài huấn luyện ngầm. Tiếp theo, đơn vị sẽ đề xuất hình mẫu huấn luyện thích hợp riêng với mỗi cá nhân khác nhau, các tình huống khác nhau và tính toán sự ảnh hưởng của các cơn stress hay mệt mỏi trong chiến trường.
     

     
    Suy cho cùng, chiến trường ảo có thể giúp rèn luyện bản năng của binh lính cũng như thu thập các thông tin về hành động của họ trong thực chiến. Quân đội Mỹ trước đây đã sử dụng các game mô phỏng để chuẩn bị cho binh lính về khung cảnh chiến trường hay giúp các lính tinh nhuệ có thể thoát khỏi tình trạng rối loạn tâm lý học (PSTD).
     

    Tham khảo: Foxnews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ