Robot đang định hình lại nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

    Tùng Phạm,  

    Mục tiêu của Trung Quốc vẫn là hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để có thể làm ra những sản phẩm tinh vi, có độ phức tạp cao hơn.

    Không phải là những cảnh bikini nóng bỏng trên bãi biển làm hấp dẫn chàng sinh viên 19 tuổi Li Zexiang trong bộ phim điệp viên James Bond “For Your Eyes Only" của những năm 1980 mà chính là các món vũ khí công nghệ cao được nhân vật chính sử dụng để chống lại kẻ xấu và hoàn thành nhiệm vụ. Chính những điều hấp dẫn đó đã lôi cuốn và thôi thúc Li đến tận bây giờ khi ông trở thành chuyên gia trong lĩnh vực điện tử và khoa học máy tính tại Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Hồng Kong.

    Hiện tại, Li là người đứng đầu 1 trong những ngành công nghiệp mới nổi của Trung Quốc với chức năng sản xuất các loại máy móc từ đơn giản cho tới phức tạp nhất. Các sinh viên của ông chính là những người đã đặt nền móng phát triển để biến Trung Quốc trở thành nơi sản xuất Drone lớn nhất thế giới. Li cũng đã từng tổ chức cuộc thi "Robomaster", sân chơi cho các học sinh, sinh viên thi tài với các sản phẩm máy móc khác nhau. Nhà khoa học máy tính của Trung Quốc cũng đóng vai trò là cố vấn cho quan chức của các thành phố trong ứng dụng và triển khai robot.

    Nhờ những đóng góp nói trên mà Trung Quốc đã đạt được những bước nhảy vọt ngoạn mục, vượt qua cả Nhật Bản và trở thành thị trường lớn nhất cho ngành công nghiệp robot vào năm 2013, theo báo cáo của Ủy Ban Robot Toàn Cầu.

    Cuộc cách mạng Robot

    Ngày nay, cứ 10.000 nhân công của Trung Quốc thì có khoảng 30 robot công nghiệp, con số này vẫn thấp hơn mặt bằng chung 62. So với các nền kinh tế tiên tiến khác thì tỷ lệ robot của Trung Quốc không phải là cao khi thấp hơn 10 lần so với Đức và 14 lần so với Hàn Quốc.

    Do vậy, mục tiêu của Trung Quốc vẫn là hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để có thể làm ra những sản phẩm tinh vi, có độ phức tạp cao hơn. Chính phủ nước này đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 chuyển hướng sang phát triển các ngành công nghiệp vũ trụ và robot. Từ nay cho tới lúc đó, vấn đề chi phí nhân lực gia tăng cũng như thiếu nhân công đang là sức ép thúc đẩy Trung Quốc phát triển nhanh hơn ngành công nghiệp robot của mình.

    Những ngày đầu phát triển

    Chuyên gia Li sinh ra tại tỉnh Hồ Nam vào năm 1962 và là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của Trung Quốc được cử sang học ở Mỹ sau đất nước tỷ dân bị tàn phá bởi chiến tranh và cần nhanh chóng phục hồi. Ông theo học ngành kỹ sư điện và kinh tế ở Đại Học Carnegie-Mellon sau đó lấy được bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện và khoa học máy tính ở Đại Học California. Sau đó ông nghiên cứu tại phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo của MIT đồng thời là trợ lý cho một giáo sư có tiếng về robot tại Đại Học New York.

    Li quay trở lại Hồng Kong khi nền công nghiệp robot tại đây mới bắt đầu, khi mà các nền kinh tế khác như Đức, Nhật và Mỹ đã đi trước cả thập kỷ. Ở Trung Quốc, quá trình phát triển robot diễn ra chậm hơn so với những nước khác vì thế khi bắt kịp được các đối thủ là 1 điều thần kỳ.

    Khó khăn của Trung Quốc

    Mới đầu, Li đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các nhà làm luật cũng như các công ty ở Trung Quốc về vai trò quan trọng mà robot có thể đem lại. Mọi việc dù khó khăn nhưng cũng đã dần được thay đổi. Ông chia sẻ: "Nếu như 4 hoặc 5 năm trước bạn để nói về robot bạn sẽ bị đuổi nhưng hiện tại nếu bạn là 1 chuyên gia về robot, bạn sẽ được săn đón ở nhiều nơi". Lý do rất đơn giản, robot đang dần dần trở thành 1 phần quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.

    Tương lai Robot

    Siasun Robot & Automation Co. and Shenzhen Inovance Technology Co đang là những công ty hàng đầu về robot ở Trung Quốc. Hầu hết họ đều tập trung cho việt phát triển robot để phục vụ sản xuất, một vài trong số họ đã bắt đầu bán robot sang Nhật Bản. Chừng đó đủ để thấy rằng ngành công nghiệp robot hứa hẹn sẽ bùng nổ. Li kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ là nơi khai sinh thế hệ robot mới, robot mang hình dáng con người.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ