Sau hơn 130 năm tuyệt chủng, loài ếch này đã "sống lại"

    PV,  

    Mới đây, một loài ếch được xem là đã tuyệt chủng từ 137 năm trước đã được "tái phát hiện" tại một khu rừng thuộc Ấn Độ.

    Mới đây, một loài ếch được xem là đã tuyệt chủng từ 137 năm trước đã được "tái phát hiện" tại một khu rừng thuộc Ấn Độ. Đặc biệt, nhờ những xét nghiệm ADN, lần này chúng còn được xếp vào một chi riêng biệt với một cái tên mới.

    Đó là loài ếch Polypedates jerdonii - nay được đặt tên khác là Frankixalus jerdonni. Loài ếch này được nhìn thấy lần cuối cùng vào năm 1870 bởi Thomas Jerdon - nhà động vật học người Anh - và kể từ đó được xem như đã tuyệt chủng.

    Tuy nhiên đến năm 2007, nhóm nghiên cứu bò sát thuộc ĐH New Delhi (Ấn Độ) đã nghe thấy những âm thanh kỳ lạ trên các vòm cây khi đang khảo sát thực địa.

    Kết quả, họ đã tìm ra loài ếch mà theo Sathyabhama Das Biju - trưởng nhóm nghiên cứu - mô tả là "một điều kỳ diệu". Và đến nay loài ếch này đã được chính thức công bố.

    Theo các chuyên gia, loài ếch này có kích cỡ bằng trái bóng golf, lại sống trong các hốc cây ở độ cao tới 6m.

    Đó chính là lý do khiến chúng "tuyệt chủng" tới hơn 130 năm. Ngoài ra, các chuyên gia tin rằng loài ếch này còn sống tại các khu vực từ Trung Quốc tới Thái Lan.

     Nòng nọc của loài ếch này... bị móm.

    Nòng nọc của loài ếch này... bị móm.

    Khi có cơ hội nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật khá thú vị về loài ếch này. Chúng có tập tính đẻ trứng vào hốc cây ngập nước. Sau khi trứng nở, ếch mẹ sẽ trở lại tổ và "đẻ" tiếp những quả trứng chưa được thụ tinh để nuôi nòng nọc.

    Điều này cũng giải thích tại sao nòng nọc của loài ếch này không có răng để nuốt trứng dễ dàng hơn. Ngoài ra, cá thể trường thành của loài này còn có tập tính... "ăn chay", thay vì ăn côn trùng như các loài ếch thông thường.

    Tuy nhiên, Biju cảnh báo rằng dù loài ếch này đã "hồi sinh", nhưng với tốc độ thu hẹp môi trường sống như hiện nay thì khả năng cao chúng ta sẽ mất chúng một lần nữa, và lần này là vĩnh viễn.

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One.

    Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ