Thế giới trông như thế nào qua đôi mắt nhân tạo?

    Thiên Long,  

    Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một số mô phỏng khá thú vị về những hình ảnh mà người được cấy ghép mắt điện tử có thể nhìn thấy.

    Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH. Washington (Mỹ) đã tạo đã tạo ra thí nghiệm mô phỏng cho phép những người đã trải qua các ca phẫu thuật phục hồi thị giác có thể biết được những gì họ sẽ được nhìn thấy khi chính thức phục hồi.

    Trước đây, bệnh nhân phải mới phục hồi mắt phải sử dụng một "mô hình bảng điểm" để lấy được những khái niệm sơ khai nhất về hình ảnh có thể nhìn thấy. Mô hình này sẽ cung cấp cho bệnh nhân thấy được những lưới điểm chứa điện cực có thể dễ dàng nhìn thấy trong không gian.

    Những điểm này được coi là căn cứ để xác định khả năng khôi phục tầm nhìn của bệnh nhân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định, mô hình bảng điểm này không đủ để đánh giá một cách tổng quan khả năng nhìn của họ.

    Do đó, các nhà nghiên cứu đến từ trường ĐH. Washington đã tập trung nghiên cứu các thiết bị và phương thức kỹ thuật hứa hẹn giúp "mô phỏng hình ảnh sau khi mắt được phục hồi ở bất kỳ hình dạng thực tế nào".

    Đầu tiên là bộ phận giả tín hiệu điện có thể kích thích các tế bào bằng cách sử dụng một mảng điện cực và thứ hai là dùng kỹ thuật optogenetics để đưa các protein nhạy sáng vào bên trong tế bào nhằm khôi phục lại tầm nhìn. Các bộ phận giả tín hiệu điện sẽ cần tới camera để chụp lại khung cảnh và sau đó được chuyển đổi thành những kích thích điện hoặc ánh sáng.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, mô phỏng mà họ thực hiện cũng cho thấy những thiếu sót khá đặc trưng của hai công nghệ nhưng đo sẽ là tiền đề giúp họ tiếp tục cải tiến trong tương lai.

    Được biết, hiện nay có hơn 20 triệu người Mỹ có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên từng bị mất tầm nhìn và Quỹ vì người mù nước Mỹ dự đoán con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030.

    Dưới đây là một đoạn video ngắn được các nhà nghiên cứu tạo ra để biểu thị những phác họa hình ảnh tạm thời mà người bênh có thể thấy được sau khi được cấy ghép mắt điện tử:

    Tham khảo: IFLScience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ