Thế kỷ 21 rồi nhưng tại sao cảnh sát Ấn Độ vẫn dùng ngựa tuần tra?

    PV,  

    Nếu năm 2016, cảnh sát Ấn Độ vẫn cho rằng cách tốt nhất để trấn áp một đám đông hỗn loạn là đe dọa họ bằng cách cưỡi trên những chú ngựa.

    Shaktiman, chú ngựa vừa bị đánh gãy chân bởi một nhân viên lập pháp thuộc đảng Nhân Dân Ấn Độ, giờ đây đã trở thành anh hùng dân tộc.

    Câu hỏi liệu chú có bị cụt chân hay không trở thành đề tài nóng hổi của mọi phương tiện thông tin đại chúng trên toàn quốc.

    Những người từ trước đến nay có lẽ không hề quan tâm đến ngựa hay các loại động vật trong các gánh xiếc thì nay đều đồng loạt viết những dòng tweet trên twitter sau tag #PrayForShaktiman (cầu nguyện cho Shaktiman).

    Trên thực tế, kẻ thủ phạm gây ra vết thương cho chú ngựa này đã trở thành người bị thù ghét nhất Ấn Độ trong mấy ngày liền. Nhưng điểm chúng ta cần chú ý tới là gì?

    Một dòng tweet trên mạng xã hội bày tỏ ý kiến: “Với xe jeep và công nghệ hiện đại như ngày nay, chả có gì biện hộ được cho việc cảnh sát vẫn còn dùng ngựa”. Đúng như vậy.

    Vậy những chú ngựa xuất hiện trong lực lượng cảnh sát làm gì vào năm 2016 này?

    Bất chấp những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, nhiều đơn vị cảnh sát ở Ấn Độ vẫn tiếp tục dùng ngựa. Trên thực tế, Gujarat là bang có nhiều đơn vị sử dụng ngựa nhất với 606 con (2013) trong khi New Delhi chỉ có 52 con. Các bang khác nơi có cảnh sát cưỡi ngựa gồm Andhra Pradesh, West Bengal, Kerala và Karnataka.

    Vậy máy móc có phải là một lựa chọn hiệu quả hơn so với động vật hay không? Thử xem nhé:

    - Chúng là máy móc

    - Chúng dễ điều khiển

    - Khi hết năng lượng, chỉ cần đổ xăng là xong

    - Chúng không phải là một sinh vật sống

    - Khi bị đánh, cùng lắm chúng chỉ bị xước, hay mất một bánh xe – và chỉ cần mang đến hiệu sửa xe là xong ngay

    - Nếu chúng bị hư hoại lúc đang làm nhiệm vụ, bạn sẽ không bị cả thế giới nguyền rủa.

    Cảnh sát Delhi, hiện đang chịu áp lực rất lớn từ các nhà đấu tranh vì quyền lợi động vật, đã phải giảm số lượng cảnh sát dùng ngựa. Nhưng cơ quan này vẫn khẳng định ngựa là phương tiện kiểm soát đám đông hiệu quả hơn.

    Không chỉ có thế, các bang ở vùng núi còn lên tiếng cho rằng ngựa hoạt động dễ dàng hơn ở những vùng địa hình như vậy. Nhưng linh hoạt hơn so với cái gì?

    Quân đội vẫn thường dùng xe máy để tuần tra dọc dãy Himalaya – chẳng lẽ những chiếc xe này không thể dùng để làm công việc của cảnh sát ở các vùng núi hay sao?

    Nếu năm 2016, cảnh sát Ấn Độ vẫn cho rằng cách tốt nhất để trấn áp một đám đông hỗn loạn là đe dọa họ bằng cách cưỡi trên những chú ngựa, thì đúng là hoang đường.

    Tuy nhiên, điều đáng tức giận là kẻ gây ra chấn thương cho các chú ngựa có thể sẽ không bị trừng phạt thích đáng mà chỉ phải trả 50 rupi tiền phạt vì tội hành hạ súc vật. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu hắn quên ngay vụ này và lại đánh đập một con vật khác.

    Bởi 50 rupi có đáng là bao?

    Vậy ai sẽ ra tay trừng trị những kẻ đã khiến Shaktiman phải chịu số phận khốn khổ như vậy? Chú ngựa này có thể không bao giờ bước đi được nữa, chứ đừng nói gì đến chạy. Sau một vài tháng chữa trị, chú chỉ có thể đứng được mà thôi.

    Đã có những tiến triển nhỏ khi gần đây quân đội Ấn Độ tuyên bố sẽ không loại bỏ các chú chó nghiệp vụ và các động vật khác khi chúng không còn giá trị sử dụng, mà sẽ cho phép người khác nhận nuôi.

    Nhưng lực lượng cảnh sát Ấn Độ vẫn chưa hề có một chính sách nào về an sinh cho động vật phục vụ trong ngành.

    Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ