"Tôi là một con nghiện smartphone nhưng tôi sẽ cai thành công"

    Phuonlinn,  

    Với khả năng đem lại niềm vui và giảm bớt lo lắng cho người sử dụng thì có lẽ hạn chế việc sử dụng smartphone là điều không cần thiết, tuy nhiên việc lạm dụng điện thoại sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống. Cùng xem một "con nghiện" smartphone đã dùng cách gì để hạn chế bớt nhu cầu của mình lại.

    Bài viết là lời của Emily Sohn, đăng tải trên Washington Post vào ngày 8 tháng 2

    Mỗi năm vợ chồng tôi và các con đều dành thời gian cho một kì nghỉ đặc biệt kéo dài 2 tuần. Điều làm nên sự khác biệt của kì nghỉ này với các kì nghỉ thông thường khác của gia đình tôi đó là chúng tôi hoàn toàn không sử dụng Internet, không Iphone, không email, không Facebook. Chúng tôi thậm chí còn chẳng cập nhật tin tức nữa.

    Ban đầu cả nhà không thể làm quen với tình trạng này, cuộc sống của chúng tôi dường như bị đảo tung lên vậy. Tuy nhiên, sau vài ngày, mọi thứ dần tốt hơn và điều tuyệt vời đã xảy ra. Các thành viên trong gia đình tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn và chúng tôi còn nghĩ ra khá nhiều ý tưởng mới lạ. Chúng tôi cũng đọc nhiều sách hơn và thậm chí lũ trẻ còn chăm chú ngắm nhìn quang cảnh dọc đường trên chuyến xe đường dài thay vì cắm mặt vào điện thoại như trước đây.

    Đáng tiếc là điều kì diệu này chẳng kéo dài lâu. Không biết bao nhiêu lần tôi đã thề là sẽ cố gắng cách ly smartphone khi trở về nhà nhưng rồi đâu lại vào đấy. Tôi chẳng thể bỏ được những thói quen cũ như trả lời tin nhắn văn bản khi đang nấu bữa tối, đọc báo trong khi đánh răng và bình luận các bài đăng trên Facebook mà ngó lơ chồng mình.

    Làm thế nào để chấm dứt cơn nghiện smartphone đây?
    Làm thế nào để chấm dứt cơn nghiện smartphone đây?

    Lo lắng rằng mình có thể mắc một bệnh lí nào đó, tôi đã liên lạc với bác sĩ tâm thần David Greenfield đến từ đại học Connecticut tại West Hartford, đồng thời là người sáng lập Trung tâm nghiên cứu về chứng nghiện Internet và công nghệ để xin tư vấn về cách chữa trị.

    Ông khẳng định rằng tôi không phải trường hợp duy nhất mắc phải hội chứng nghiện Internet và hội chúng này đã xuất hiện từ lâu. Ngay từ những năm 90, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh Internet có sức gây nghiện khủng khiếp như thế nào và chính sự phổ biến của smartphone đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượt truy cập Internet.

    Nghiên cứu về não đã chỉ ra rằng, não của chúng ta cảm thấy cực kì phấn khích sau mỗi cú lướt chuột, những điều thú vị không thể đoán trước khiến cho não bộ tiết ra các chất như dopamine, serotonin và oxytocin gây cảm giác hưng phấn, phản ứng này tương tự như khi  chúng ta nhận được một phần thưởng tuyệt vời vậy. Khi các chất này giảm đi cùng với lượng gia tăng của cortisol và norepinephrine khiến cho chúng ta cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Hàng loạt các tiếp bíp, chuông báo, đèn hiệu khiến cho chúng ta cảm thấy đặc biệt phấn khích như có một phần quà hấp dẫn đang chờ đợi được mở tung ra vậy. Ví cảm giác tuyệt vời mà smartphone đem lại như cả một casino may rủi đầy hứng thú trong túi quần cũng không sai.

    Bác sĩ Greenfield nói thêm: “Internet là một chiếc máy đánh bạc cỡ lớn còn smartphone thì chẳng khác gì một chiếc máy đánh bạc thu nhỏ cả”.

    Theo một nghiên cứu được Pew công bố năm ngoái, hiện nay, cứ ba người Mỹ thì có hai người sử dụng smartphone, tăng lên đáng kể so với con số 35% trong năm 2011. Greenfield cho biết hầu hết những chủ sở hữu smartphone nói trên không thực sự mắc phải hội chứng nghiện gây trở ngại đến cuộc sống và các mối quan hệ thường ngày. Trên thực tế, số người thực sự mắc phải hội chứng này chỉ chiếm số ít, rơi vào khoảng 3-10%.

    Mặc dù vậy, hầu hết chúng ta đều muốn kiểm soát việc sử dụng smartphone lại. Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu Pew, dù 77% số người sử dụng nói rằng những chiếc smartphone khiến họ vui vẻ thì vẫn có tới một phần ba trong số đó cho biết họ thấy bối rối và hơn một nửa thừa nhận rằng họ cảm thấy bị mất tập trung. Trong khi không có nhiều số liệu tích cực phản ánh tình trạng sử dụng smartphone thì mới đây, kết quả sơ bộ của nghiên cứu được tiến hành bởi nhà tâm lý học Larry Rosen, đồng tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Sự mất tập trung: Làm thế nào để tập trung khi công nghệ chiếm hết trí óc của bạn” chỉ ra rằng các sinh viên Đại học cứ 3 phút lại mở khóa điện thoại một lần và trung bình một ngày điện thoại của họ được mở khóa 60 đến 80 lần.

    Smartphone không trực tiếp giết chết người sử dụng nhưng có rất nhiều lý do để chúng ta phải quan tâm đến cuộc sống luôn luôn kết nối hiện nay, đặc biệt tới việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Một cuộc khảo sát của chuỗi cửa hàng bán lẻ AT&T được tiến hành vào năm ngoái cho biết hơn 60% người được hỏi thừa nhận rằng họ nhắn tin khi đang lái xe. Ngoài ra, theo Hội đồng An toàn quốc gia, 26% các vụ tai nạn giao thông có liên quan tới việc sử dụng điện thoại di dộng.

    Sử dụng điện thoại quá nhiều cũng gây ra một số ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe như trầm cảm, huyết áp cao và thiếu ngủ. 16% số người tham gia trong một cuộc khảo sát nói rằng họ thức dậy nhiều lần trong đêm chỉ để kiểm tra điện thoại.

    Điện thoại thực sự quan trọng để kết nối con người với nhau, nhưng thật là kinh khủng nếu chúng ta cứ để mặc cho nó chi phối cuộc sống của mình. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2014, khoảng thời gian chúng ta có thể cách ly với điện thoại liên quan trực tiếp đến tần suất hàng ngày chúng ta sử dụng nó.

    Số người cảm thấy cuộc sống không cần có smartphone vẫn diễn ra bình thường chỉ chiếm một con nhỏ, số còn lại thì cảm giác bứt rứt, khó chịu bắt đầu xuất hiện sau 20 phút kể từ lần cuối họ được chạm vào điện thoại, đối với những thường hợp nặng hơn, cảm giác khó chịu này có thể hành hạ họ cả tiếng đồng hồ sau đó.

    Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sử dụng smartphone có thể cô lập con người khỏi các mối quan hệ xã hội và khiến họ xao nhãng khỏi các nhiệm vụ được giao, thật khó để hoàn thành công việc khi chúng ta cứ luôn tự ám ảnh mình rằng điện thoại đang đổ chuông trong khi thực tế chẳng có cuộc gọi nào đợi bạn trả lời đâu.
    Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sử dụng smartphone có thể cô lập con người khỏi các mối quan hệ xã hội và khiến họ xao nhãng khỏi các nhiệm vụ được giao, thật khó để hoàn thành công việc khi chúng ta cứ luôn tự ám ảnh mình rằng điện thoại đang đổ chuông trong khi thực tế chẳng có cuộc gọi nào đợi bạn trả lời đâu.

    Ông Rosen khẳng định: “Smartphone chính là thế giới thu nhỏ của chúng ta, việc con người dành hàng giờ ra chỉ để quan tâm đến smartphone là điều rất dễ hiểu.”

    "Với khả năng đem lại niềm vui và giảm bớt lo lắng cho người sử dụng thì có lẽ hạn chế việc sử dụng smartphone là điều không cần thiết", Bác sĩ Rosen đã nói như vậy khi tôi chia sẻ ý định muốn loại bỏ smartphone ra khỏi cuộc sống của mình. Tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi bác sĩ cũng cho rằng việc cách ly chiếc smartphone một cách đột ngột và gượng ép là một ý tưởng tồi.

    Thay vào đó, một kế hoạch rõ ràng sẽ phát huy tác dụng.

    Đầu tiên, bạn nên chia sẻ kế hoạch của mình với mọi người xung quanh để họ tập làm quen với sự biến mất của bạn trên mạng xã hội. Sau đó, hãy tự đặt mục tiêu cho mình, bắt đầu là tập làm quen với sự vắng mặt của chú dế yêu quý trong vòng 15 phút, thời gian này sẽ dần dần tăng lên. Bác sĩ Rosen cho phép tôi gặp lại chiếc smartphone của mình 1 đến 2 phút sau mỗi nửa tiếng. Tuy nhiên trong khoảng thời gian cách ly, tôi phải để điện thoại của mình ở chế độ im lặng tuyệt đối, không rung, không chuông để tránh cho bản thân bị xao nhãng bởi những câu  hỏi như “điện thoại của mình đang ở đâu?” hay “mình vừa quẳng điện thoại ở chỗ nào ý nhỉ?”.

    Tôi bắt đầu quy trình “cai nghiện” vào một buổi chiều thứ Tư bằng một bài đăng trên Facebook và nhận được sự ủng hộ của nhiều người, cả một lời đề nghị mượn iPad của tôi bởi tôi sẽ không dùng nó trong khoảng thời gian sắp tới.

    Sau đó tôi bắt đầu bấm giờ.

    Sau một vài ngày, tôi đã nhận thấy liệu trình này đã đem lại một số kết quả rất khả quan. Kể cả trong những lúc ham muốn kiểm tra điện thoại điện thoại mãnh liệt nhất như khi xếp hàng, chờ đèn xanh chuyển sang đèn đỏ và chờ đợi đến lượt vào phòng tắm, điện thoại cũng không khiến tôi bận tâm quá nhiều. Và khoảng thời gian 15 phút tôi tự đề ra nhanh chóng tăng lên 30 phút mà không gặp phải quá nhiều rắc rối. Tuy nhiên, trong lúc thực sự rảnh rỗi như khi các con đã lên giường, tôi lại mong chờ chuông điện thoại báo hiệu khoảng thời gian "cai nghiện" kết thúc.

    Sau một thời gian, tôi không muốn thay vì chờ đợi chuông báo điện thoại lại thành chờ đợi chuông báo thức hết thời gian cách ly nên đã dừng hẳn hành động đặt chuông báo. Thay vào đó, tôi chỉ mở khóa điện thoại khi cảm thấy cần phải làm thế. Để hạn chế việc này lại, tôi thường nhìn ngắm xung quanh khi không thực sự có nhu cầu chạm vào chiếc smartphone của mình.

    Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi liệu trình này cho đến khi thực sự có thể sống mà không phụ thuộc vào chiếc smartphone, có thể sắp tới, tôi sẽ lại tổ chức một chuyến picnic không điện thoại nữa đấy.

    Tôi thực sự rất mong chờ điều đó. 

    Tham khảo Wasingtonpost

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ