Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng

    Trần Nam Sơn,  

    Những người vô tội bị bỏ tù chỉ bởi họ đã sơ suất để ai đó giả dạng mình và thực hiện hành vi phạm pháp.

    Bạn làm việc chăm chỉ cần mẫn hàng ngày chỉ với mong muốn kiếm sống nuôi lấy bản thân. Bạn phải hết sức dè sẻn trong chi tiêu hàng ngày, và bạn chỉ đủ dư một khoản tiết kiệm trong tài khoản. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai đó sử dụng tên bạn, nhân dạng của bạn, số tài khoản của bạn để thực hiện những vụ mua bán trời ơi đất hỡi, và bạn chợt nhận thấy mình phải gánh một món nợ không hề nhỏ? Mọi chuyện có thể còn trầm trọng hơn thế, khi tên lừa đảo sử dụng chúng vào mục đích phi pháp.
     

    Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng 1


    Những người vô tội vẫn bị gô cổ tống vào xà lim chỉ bởi họ đã sơ suất để ai đó giả dạng mình. Một ngày nào đó, có thể bạn sẽ chính là nạn nhân. Liệu bạn có thể tự bảo vệ mình? Và pháp luật đã làm gì để bảo vệ bạn? Hãy cùng Genk tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Lừa đảo tín dụng

    Dưới đây là một tình huống quen thuộc: Bạn đi ăn tại một nhà hàng và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Như một thói quen rất tai hại, bạn quên lấy hóa đơn thanh toán, với số thẻ tín dụng mà ai cũng có thể nhìn thấy và chữ ký của bạn ở bên dưới mà ai cũng có thể sao chép lại. Đây là dạng lừa đảo tín dụng đơn giản nhất và phổ biến nhất. Chỉ với một chút thông tin, những tên lừa đảo đã có thể dùng tiền của bạn để mặc sức shopping online, và bạn chỉ giật mình ngã ngửa khi ngân hàng gửi thông báo đến. 
     

    Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng 2


    Đây chỉ là một tình huống trong vô vàn những cách mà tên lừa đảo có thể lợi dụng. Địa chỉ mail, hóa đơn tiền điện, nước, thẻ tín dụng chưa được công chứng…, tất cả sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm khi chúng lọt vào tay những tên lừa đảo. Mở một tài khoản ngân hàng mới, vay nợ, thế chấp, mua sắm, lấy bảo hiểm… Hãy nghĩ kỹ trước khi bạn tiện tay vứt giấy tờ vào thùng rác. Đây có thể là nguồn thông tin cực kỳ quý giá với những tay lừa đảo, với họ tên đầy đủ, địa chỉ, số CMND, số thẻ ngân hàng….

    Hãy cùng nhớ lại những thông tin bạn sẽ phải khai nhận khi làm thủ tục đăng ký thẻ tín dụng, vay nợ hay mua xe. Số lượng thông tin bạn cần cung cấp là cực kỳ ít, thậm chí, đối với một số thủ tục vay nợ, tất cả mọi thủ tục đều có thể được tiến hành online hoặc qua điện thoại. Chữ ký chính chủ, các văn bản xác nhận là không quá khó để giả mạo, nếu bạn có đầy đủ số chứng minh thư, số tài khoản ngân hàng và một số thông tin cá nhân khác. Thật đáng sợ nếu biết rằng ai đó có thể dễ dàng dùng tên bạn để mua nhà, mua xe, vay nợ… để rồi mọi tội nợ lại ập lên đầu bạn. Chứng minh rằng bạn vô tội, đó sẽ một cuộc chiến thực sự giữa bạn với ngân hàng.

    Đánh cắp thông tin cá nhân

    Về cơ bản, bất cứ nơi nào cần bạn cung cấp thông tin cá nhân cũng có thể là mục tiêu của những tay lừa đảo. Hãy cùng điểm qua một vài địa chỉ quen thuộc:

    - Thùng rác với những hóa đơn thanh toán.

    - Địa chỉ mail với những giấy tờ thuế, bản kê tài chính và các hóa đơn khác.

    - Hồ sơ sử dụng lao động, với đầy đủ mọi thông tin cần thiết. Tay lừa đảo có thể tự mình đột nhập, nhưng trong phần lớn các trường hợp, chúng cần đến sự trợ giúp từ bên trong.
     
    - Hồ sơ bệnh viện, cũng như trên, chúng cần đến sự trợ giúp từ bên trong.

    - Hồ sơ vay nợ tài chính.

    - Đánh cắp thông tin từ Web: rất đa dạng. Thông tin có thể bị lấy cắp bởi hacker, hoặc từ những gì bạn cung cấp online thông qua các dịch vụ mua bán trực tuyến…
     

    Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng 3


    Tất nhiên, những thứ quan trọng như thông tin y tế, tài chính hay những thông tin về quá trình học tập của bạn sẽ được bảo mật rất tốt. Những thông tin khác lại không có được sự bảo vệ tốt như vậy: bằng lái, các giao dịch online, tình hình tài chính, chứng nhận chuyên môn, thông tin tín dụng… tất cả đều có thể bị đánh cắp một cách dễ dàng.

    Tự bảo vệ bản thân

    Tự bảo vệ mình đồng nghĩa với việc bạn cần đi trước một bước. Bạn không thể chỉ đơn giản tự huyễn hoặc mình rằng bạn sẽ không gặp phải chuyện bất trắc – nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Oprah Winfrey, Tiger Woods, Robert De Niro, Martha Stewart, họ đều đã từng bị đánh cắp nhân dạng. Với công nghệ hack tăng tiến theo từng ngày, bạn không thể tự bảo đảm 100% rằng mình đã an toàn, nhưng ít nhất, bạn có thể biến mình thành một con mồi khó nuốt. 
     

    Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng 4


    ĐỪNG bao giờ tiết lộ số chứng minh nhân dân, trừ khi cần thiết. Rất nhiều nơi đăng ký thu thập thông tin quá phạm vi cho phép. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng, đó là những thông tin họ thực sự cần, và họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ bạn.
     
    Xé vụn hoặc đốt bất cứ thứ giấy tờ nào có ghi lại thông tin cá nhân của bạn. Điều này có vẻ khá tiêu cực, nhưng những tay lừa đảo có rất nhiều thời gian để thu thập thông tin trên những tờ giấy vô giá trị đó.
     
    KHÔNG bao giờ mang theo chứng minh nhân dân, hộ chiếu hay hộ khẩu trong ví. Số lượng thẻ tín dụng chỉ nên giới hạn ở mức cần thiết. Bạn cũng nên photocopy lại tất cả những thứ bạn thường mang trong ví, đề phòng trường hợp bạn bị móc túi. Khi đó, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều
     

    Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng 5

    Xem lại những báo cáo tín dụng ít nhất 1 lần trong năm, để đảm bảo rằng không có bất cứ số thẻ tín dụng hay tài khoản mới nào được cấp cho bất cứ ai khác ngoài bạn. Một vài dịch vụ (ví dụ như Credit Expert) sẽ gửi thông báo đến khi có bất cứ thay đổi nào trong hồ sơ tín dụng của bạn.
     
    Không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân của bạn qua điện thoại, nếu đó không phải là người bạn có thể tin tưởng. Một tay lừa đảo có thể dễ dàng cho bạn vào tròng bằng cách giả dạng các công ty tài chính, bảo hiểm, lấy lý do “cần update thông tin”. Trong trường hợp này, hãy gọi trực tiếp lên số điện thoại của công ty để được giải đáp thắc mắc.
     

    Tội phạm lừa đảo - Phần VI: Đánh cắp nhận dạng 6


    Nếu số tín dụng của bạn bị từ chối giao dịch, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao, nhất là khi bạn đã lâu chưa ngó ngàng gì đến những báo cáo tài chính của mình. Đây là dấu hiệu sớm nhất cho thấy đã có ai đó đánh cắp nhân dạng của bạn và thực hiện các thương vụ phi pháp dưới cái tên của bạn.

    Nếu chuyện không may xảy ra?

    Khi bạn nhận được một cuộc gọi từ công ty tín dụng, ngân hàng, hay thậm chí là từ phía cảnh sát cho biết rằng bạn đang gánh một khoản nợ trời ơi đất hỡi nào đó, việc đầu tiên bạn cần làm là thông báo ngay cho cảnh sát. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm trong tay một bản báo cáo từ phía cảnh sát, hoặc ít nhất là số hồ sơ vụ điều tra. Văn bản này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi đối mặt với phía ngân hàng.
     
    Ngay lập tức liên lạc với bên công ty tài chính, yêu cầu khóa tài khoản và nhanh chóng lâp tài khoản thay thế.

    Tìm lại bất cứ thứ giấy tờ, địa chỉ, các trang web, các cuộc gọi mà gần đây bạn đã không may tìm đến. Đó là những manh mối quan trọng giúp nhà điều tra nhanh chóng lần ra thủ phạm.
     
    Đóng tất cả những tài khoản mà tên trộm đã dùng tên bạn để mở ra. Với những tài khoản do chính tay bạn lập ra, hãy lập tức đổi mật khẩu. Không bao giờ sử dụng những thứ quá hiển nhiên, như ngày tháng năm sinh, tên tuổi, hay 123456…..

    Tham khảo: Howstuffworks
     
    Các bài viết trong loạt bài Tội phạm lừa đảo:
    Phần V: Rửa tiền
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày