Khi ngành thời trang cũng biến hóa diệu kỳ nhờ công nghệ

    Ngocmiz,  

    PS Dept đã biến quá trình mua sắm vốn khá đau đầu khi phải lựa chọn, kiểm tra quá nhiều món đồ tại các cửa hàng và website bán lẻ thành một trải nghiệm thú vị trên màn hình chat.

    Ít ai cho là ngành công nghiệp thời trang có thể liên quan gì đến công nghệ cao, thế nhưng một số startup, thậm chí cả những thương hiệu lớn cũng đang bắt đầu tiến hành ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất và bán lẻ, qua đó không chỉ tạo ra tiện ích cho người mua mà còn giúp nâng cao doanh số bán hàng.

    Một trong những startup nổi bật trong lĩnh vực này là PS Dept tại New York.

    Cụ thể, PS Dept biến quá trình mua sắm vốn khá đau đầu khi phải lựa chọn, kiểm tra quá nhiều món đồ tại các cửa hàng và website bán lẻ thành một trải nghiệm thú vị trên màn hình chat.

    Ứng dụng của PS Dept giúp người mua những món đồ hàng hiệu cao cấp có thể dễ dàng tra cứu thông tin về hãng sản xuất, nhà phân phối hay tình trạng hàng còn hay hết qua chat bot. Không chỉ có vậy, ứng dụng còn muốn thay thế cả các nhân viên bán hàng tại chuỗi bán lẻ, cho phép người mua tham khảo gợi ý từ chính các stylist chuyên nghiệp.

    Bằng việc kết nối với các thương hiệu và hệ thống bán lẻ, PS Dept cung cấp cho các stylist của mình một lượng lớn thông tin về từng món đồ. Chính vì vậy mà họ có thể dễ dàng đưa ra gợi ý cho người dùng, từ đơn giản như cỡ giày vừa chân cho đến phức tạp như màu váy phù hợp với màu giày của khách.

     Giao diện chat bot bán hàng của PS Dept

    Giao diện chat bot bán hàng của PS Dept

    Nhờ công nghệ AI/chat bot mà PS Dept có thể trả lời câu hỏi của khách hàng một cách hết sức nhanh chóng. Tuy công ty vẫn điều một số nhân viên người thật kiểm tra lại các thông tin trước khi đưa ra gợi ý chính thức cho khách hàng nhưng số nhân lực đòi hỏi đã thấp hơn thông thường rất nhiều. Tính riêng năm qua, 5 stylist người thật của công ty đã gợi ý được tới 45.000 món đồ khác nhau.

    Ý tưởng về PS Dept đến với nhà sáng lập Michelle Goad lần đầu tiên là khi cô còn làm việc tại các thương hiệu thời trang lớn, chứng kiến các nhân viên sales vật lộn kiếm hoa hồng giữa suy thoái kinh tế trong những cửa hàng sang trọng nhưng chẳng một bóng người. Vài năm sau đó, mua sắm online bắt đầu nổi lên nhưng trải nghiệm của khách hàng thì vẫn không thể nào bằng được việc có một nhân viên bán hàng ở bên hướng dẫn và gợi ý những món đồ phù hợp nhất.

    Công ty kiếm tiền qua mô hình affiliate markerting, chia sẻ một phần doanh thu trên các giao dịch được thực hiện qua nền tảng PS Dept. Startup này cũng tạo ra thêm nhiều việc làm mới cho những nhân viên bán hàng khó kiếm sống tại nhiều chuỗi bán lẻ hiện nay.

    Hiện tại, với khoản vốn huy động 6,4 triệu USD, PS Dept đang xử lý 1,4 triệu sản phẩm từ hàng trăm nhãn hàng và nhà bán lẻ. Các stylist của PS Dept cũng đạt được tỷ lệ chuyển đổi (biến khách hỏi mua thành khách mua hàng) ấn tượng là 30%.

    Tham khảo Techcrunch

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ