Không cần bằng Đại học, chàng trai này chọn 1 cách khác để kiếm việc: cứu thế giới
Chuyên gia về an ninh mạng tại Anh Quốc được cho là đã tìm ra cách vô hiệu hóa phần mềm gián điệp tống tiền (ransomware) là một chàng trai 22 tuổi tên Marcus Hutchins. Sau khi bị lộ danh tính, Marcus lo sợ rằng anh có thể bị những hacker chuyên nghiệp đứng sau vụ này trả thù.
Theo trang Daily Mail đưa tin, một chuyên gia IT 22 tuổi đã tìm ra cách vô hiệu hóa phần mềm gián điệp tống tiền (ransomware) đang lây lan trên phạm phi toàn cầu, với hơn 150 quốc gia bị lây nhiễm. Được biết, chàng trai 22 tuổi tên Marcus Hutchins đang làm việc cùng chính phủ để ngăn chặn một con virus thứ hai.
Anh chính là người hùng với tài khoản Twitter @malwaretechblog. Cùng sự trợ giúp của Darien Huss đến từ công ty an ninh ProofPoint, Marcus đã vô tình tìm ra một "công tắc hủy diệt" có thể khống chế được WannaCry.
Sau khi chân tướng anh được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều công ty đã gửi thư mời việc đến Marcus Hutchins. Chuyên gia IT trẻ tuổi này đang sống cùng cha mẹ và em trai tại một thị trấn ven biển nước Anh. Anh đã giúp hơn 10,000 máy tính trên toàn thế giới khỏi bị nhiễm loại virus WannaCry.
Cụ thể, Marcus đã phát hiện ra một khi máy tính bị nhiễm Wannacry, nó sẽ bắt đầu ăn trộm thông tin dữ liệu để tống tiền người dùng nếu phần mềm liên hệ đến một địa chỉ web được đặt trước nhưng không thể kết nối. Và một khi nó đã kết nối được địa chỉ tên miền đó, phần mềm có tên WannaCry này sẽ tự động hủy, có lẽ đây là một tính năng được nhà thiết kế tạo ra để khiến nó dễ "kiểm soát" hơn nếu có chuyện không may xảy ra.
Bằng cách khám phá ra tên miền đó, và mua lại nó với giá chưa đến 300.000 VND, anh chàng 22 tuổi này đã "cứu" được hơn 100,000 máy tính trên toàn cầu có kết nối đến địa chỉ web này. Anh đã chuyển hướng những kết nối này tới một máy chủ "an toàn" vô hại, có nghĩa rằng mọi kết nối đến địa chỉ web trên đều được "dẫn" đến nơi an toàn và không bị ăn cắp dữ liệu tống tiền.
Marcus giải thích việc mua tên miền này là do công ty anh làm việc có theo dõi các botnet (mạng máy tính được tạo lập từ các máy tính mà hacker có thể điều khiển từ xa). Do đó, họ có thể tìm hiểu được cách botnet lan truyền. "Mục đích ban đầu đơn giản chỉ là theo dõi quá trình virus lây lan và tìm giải pháp sau đó. Những thực tế thì chúng tôi đã chặn đứng được mã độc chỉ bằng cách đăng kí tên miền", anh nói thêm.
Hiện tại, Marcus đang làm việc với trung tâm an ninh mạng quốc gia của chính phủ để ngăn chặn Wannacry xâm nhập vào nhiều hệ thống máy tính. Tuy nhiên, anh cũng cho biết mình không có ý định nghỉ việc tại công ty Mỹ Kryptos Logic.
Mặc dù các sếp của Marcus đã trao thưởng cho anh một chuyến đi du lịch tới Los Angeles trọn gói vì phát hiện cực kỳ hữu ích của anh, Marcus sợ rằng anh sẽ bị trả thù trong tương lai bởi những tay hacker chuyên nghiệp. Trao đổi với trang Mail Online, Marcus cho biết:
"Trong tương lai, nếu kẻ nào muốn trả đũa, họ có thể tìm thấy danh tính của tôi chỉ trong vài giây. Nếu họ biết nơi tôi sống, có thể họ sẽ tìm đến và làm hại tôi hay gia đình.
Đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra trước đây. Tôi lo sợ rằng có thể mình sẽ là đối tượng tiếp gặp phải nguy hiểm và những lời đe dọa tính mạng".
Nói về đời tư của mình, Marcus chia sẻ mình đã nghỉ ngang đại học để duy trì một trang blog công nghệ và viết phần mềm. "Tôi tự học, mọi thứ luôn luôn như là một thú vui vậy. Cuối cùng công ty mà tôi đang làm việc đã liên hệ với tôi và hỏi xem liệu tôi có muốn làm việc cho họ không. Tôi đã ở đây một năm hai tháng rồi".
Được biết, Marcus đã dành 72 giờ qua để chống lại virus Wannacry đang lây lan trên toàn thế giới. Tài khoản Twitter của anh đã tăng lên đến 20,000 lượt người theo dõi và hàng nghìn thư điện tử được gửi đến anh. Marcus cho biết anh chỉ ngủ khoảng 5 giờ/1 ngày trong những ngày vừa qua và sắp tới, có thể cường độ làm việc sẽ còn hơn thế rất nhiều.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời