Là "con buôn" đại tài nhưng Tim Cook lại thất bại trong sáng tạo, đã đến lúc Apple tìm người thay thế?

    TVD,  

    Apple đã trở thành công ty có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới nhờ những chiến lược kinh doanh đại tài của CEO Tim Cook. Nhưng vẫn đề cốt lõi là Apple thiếu tính sáng tạo và không có những sản phẩm mới hấp dẫn.

    Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Apple có một trong những sự thay đổi lớn nhất của mình. Đó là việc Steve Jobs bước xuống và Tim Cook thay thế ông để ngồi vào chiếc ghế CEO. Đó cũng là lúc Apple không còn là chính mình.

    Nhưng với những kết quả kinh doanh sáng chói, xô đổ các kỷ lục về doanh số lẫn doanh thu. Thậm chí ngay cả khi ở bên sườn dốc sụt giảm, CEO Tim Cook vẫn giúp Apple kiếm được lợi nhuận trong một quý nhiều hơn hầu hết các công ty công nghệ khác làm ra trong một năm.

     Tim Cook - con buôn đại tài.

    Tim Cook - "con buôn" đại tài.

    Báo cáo kinh doanh Q2/2016 của Apple mặc dù sụt giảm, nhưng vẫn vượt qua dự đoán của các nhà phân tích. Cổ phiếu của Apple tăng 7%, giúp kìm hãm đà lao dốc và Apple tiếp tục là công ty có giá trị thị trường cao nhất trên thế giới.

    Những thứ hào nhoáng đó đã khiến mọi người quên mất rằng Apple không còn là Apple của những năm 2007 nữa, khi đó Steve Jobs vẫn còn là người điều hành.

    Tim Cook là “con buôn” đại tài

    Có một sự thật chúng ta phải thừa nhận, đó là chính CEO Tim Cook đã giúp Apple trở thành công ty có giá trị thị trường cao nhất thế giới hiện nay. Nếu không tin, bạn có thể nhìn vào biểu đồ giá cổ phiếu của Apple dưới đây.

     Apple có thể trở thành công ty có vốn hóa thị trường cao nhất thế giới, một phần lớn nhờ chiến lược kinh doanh của CEO Tim Cook.

    Apple có thể trở thành công ty có vốn hóa thị trường cao nhất thế giới, một phần lớn nhờ chiến lược kinh doanh của CEO Tim Cook.

    Khi Tim Cook bắt đầu làm CEO, ngay lập tức giá cổ phiếu Apple tăng vọt từ 53 USD lên gần chạm ngưỡng 100 USD một cổ phiếu. Đó là mức tăng mạnh mẽ nhất trong lịch sử của Apple và có lúc đã chạm ngưỡng 125 USD/cổ phiếu.

    Hiện tại Apple vẫn đang là công ty có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới, với giá trị 494,7 tỷ USD và cao hơn công ty đứng thứ 2 là Alphabetl khoảng 300 triệu USD.

    Apple cũng bắt đầu trả cổ tức cho các cổ đông của mình, đó là khi Tim Cook lên nắm quyền điều hành. Và với bản chất của một nhà kinh doanh, ông biết điều gì tốt nhất để giúp cổ phiếu Apple tăng giá.

     Apple từng lên đỉnh.

    Apple từng lên đỉnh.

    Lượng tiền mặt mà Apple nắm trong tay cũng tăng lên gấp 3 lần kể từ khi Tim Cook trở thành CEO, hiện tại đã đạt 230 tỷ USD. Chính những biện pháp tránh thuế tài tình và khôn ngoan của Tim Cook đã giúp Apple giữ được khoản tiền mặt khổng lồ này. Nếu là Steve Jobs, có lẽ ông sẽ không bao giờ nghĩ ra cách để tiền mặt ở nước ngoài và chấp nhận đi vay ngân hàng để tránh thuế.

    Không chỉ là một doanh nhân tài ba, CEO Tim Cook còn biết cách đánh bóng tên tuổi cho Apple. Dưới sự điều hành của Tim Cook, Apple không chỉ là một công ty công nghệ mà còn tích cực tham gia các vấn đề xã hội.

    Ví dụ như bảo vệ môi trường, xây dựng các nhà máy năng lượng Mặt Trời và tuyên truyền cho việc sử dụng năng lượng sạch, đi tiên phong trong các vấn đề bảo vệ sức khỏe. Thậm chí ông còn tham gia các vấn đề xã hội như bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT.

     Apple tích cực tham gia các hoạt động xã hội để quảng bá cho thương hiệu của mình.

    Apple tích cực tham gia các hoạt động xã hội để quảng bá cho thương hiệu của mình.

    Steve Jobs chưa từng là con người của công chúng, Apple dưới sự điều hành của ông chưa từng đánh bóng tên tuổi và quảng bá thương hiệu của mình như vậy.

    Thế nhưng phải thừa nhận rằng những chiến lược của Tim Cook đã đem lại kết quả rất tích cực. Thương hiệu của Apple được xếp hạng thứ 2 trong số những thương hiệu giá trị nhất trên thế giới trong năm 2016, chỉ đứng sau Google. Tầm ảnh hưởng của Apple cũng trở nên rất lớn không chỉ trong làng công nghệ, mà còn đối với cả những vấn đề xã hội.

    Thế nhưng Tim Cook đã khiến Apple “mất chất”

    Cốt lõi của Apple vẫn là những sản phẩm công nghệ, đó là iPhone, iPad hay máy tính Mac. Thế nhưng do quá tập trung vào các chiến lược kinh doanh, marketing, quảng cáo, kiếm lợi nhuận, mở rộng thị trường, mà CEO Tim Cook quên mất một điều quan trọng đó là sản phẩm.

     Đã từ rất lâu rồi không còn thấy.

    Đã từ rất lâu rồi không còn thấy.

    Đã từ rất lâu rồi chúng ta không còn được thấy “One more thing..” trong một sự kiện của Apple. Đã từ rất lâu rồi chúng ta không còn được thấy một sản phẩm công nghệ đủ sức để làm cả thế giới phải thán phục, như khi xưa Steve Jobs lần đầu tiên giới thiệu chiếc iPhone.

    Giờ đây, chúng ta thấy một Apple tích cực duy trì những sản phẩm cũ và tìm cách để kiếm được thật nhiều lợi nhuận. Trong khi những sản phẩm mới ra mắt như Apple Watch chưa thực sự tạo ra được dấu ấn mạnh mẽ trong giới công nghệ.

    Điều khó hiểu là số tiền dành cho nghiên cứu và phát triển R&D của Apple vẫn tiếp tục tăng cao. Nếu nhìn vào biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy Apple càng ngày càng bỏ nhiều tiền cho R&D để phát triển các sản phẩm và công nghệ mới. Nhưng kết quả lại không như kỳ vọng.

     Apple vẫn đổ rất nhiều tiền vào R&D.

    Apple vẫn đổ rất nhiều tiền vào R&D.

    Đã đến lúc Tim Cook phải trả giá

    Chiến lược của Tim Cook là tập trung vào lợi nhuận, mở rộng thị trường mới như Trung Quốc, hướng đến tầng lớp khách hàng mới như nhu cầu màn hình lớn hay iPhone giá rẻ. Tất cả những điều đó đã giúp Apple có được lợi nhuận khổng lồ.

    Nhưng có một điều quan trọng mà vị CEO này đã quên, đó là sản phẩm mới là thứ cốt lõi của một công ty công nghệ, đặc biệt là một nhà sản xuất smartphone như Apple. Khi không có một sản phẩm tốt và hấp dẫn người dùng, thì bất kể chiến lược kinh doanh nào cũng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn.

     Tốc độ tăng trưởng doanh số iPhone đã giảm tới mức âm.

    Tốc độ tăng trưởng doanh số iPhone đã giảm tới mức âm.

    iPhone, iPad và máy tính Mac đều bắt đầu bước sang giai đoạn tăng trưởng âm lần đầu tiên trong lịch sử. Trước đó, tốc độ tăng trưởng doanh số của các sản phẩm này cũng đã giảm dần. Đặc biệt là khoảng thời gian sau khi Tim Cook làm CEO của Apple.

    Bảng cân đối doanh thu của các mảng kinh doanh sản phẩm khác nhau từ năm 2011 đến nay, vẫn cho thấy rằng Apple là một “công ty iPhone”. Bởi doanh thu từ iPhone vẫn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu.

    Còn các sản phẩm mới được gộp trong “Other products” vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, thậm chí là trong vài quý trở lại đây tốc độ tăng trưởng của mảng sản phẩm này đã cắm đầu lao dốc. Rõ ràng, Apple đang không có bất kỳ một sản phẩm công nghệ mới nào có thể thay thế iPhone, để trở thành sản phẩm cốt lõi.

     Nhưng giờ đây Apple cần một người có khả năng sáng tạo như Steve Jobs.

    Nhưng giờ đây Apple cần một người có khả năng sáng tạo như Steve Jobs.

    Apple đã phải trả giá, các nhà đầu tư thì rơi xuống mặt đất sau rất nhiều quý trên mây, người tiêu dùng tiếp tục thất vọng. Liệu có phải đây là lúc để Apple cân nhắc việc thay thế “con buôn” Tim Cook bằng một con người khác có sức sáng tạo hơn?

    Tham khảo: BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ