LG vừa bị từ chối đơn đăng ký bản quyền cụm từ "QLED"
Ấy vậy mà Samsung vẫn sử dụng cụm từ Samsung QLED đầy ra đấy thôi. Tại sao vậy nhỉ?
Hôm 11/5 vừa qua, đại diện của LG vừa lên tiếng xác nhận Chính phủ Trung Quốc mới đây đã từ chối đơn đăng ký bản quyền từ "QLED" của LG, với lý do đây là cụm từ thường sử dụng trong ngành công nghiệp hiện nay và không thể sở hữu độc quyền bởi bất kỳ cá nhân hay tập đoàn nào cả. Trước đó vào năm 2015, LG cũng đã bị từ chối vì lý do tương tự bởi chính phủ Hàn Quốc.
QLED, một phiên bản nâng cấp của loại tấm nền OLED, hay còn được gọi là LCD tân tiến, là công nghệ màn hình thế hệ mới sử dụng các bóng đi-ốt chấm lượng tử thay vì đi-ốt hữu cơ nên được xem là tiên tiến hơn. Dẫu vậy, để thương mại hóa công nghệ này được dự đoán là vẫn còn rất xa, ít nhất phải đến 5 năm nữa.
Hồi năm 2014, LG – với tư cách một hãng sản xuất TV OLED đi đầu lĩnh vực này, đã nộp đơn đăng ký bản quyền cho công nghệ này để vượt mặt "đối thủ truyền kiếp" là Samsung Electronics, tuy nhiên họ đã bị chính phủ Hàn Quốc từ chối cấp phép.
Vậy tại sao LG bị khước từ mà Samsung vẫn ung dung sử dụng cụm từ này cho các sản phẩm của mình? Đó là vì TV QLED của gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi này được đăng ký là "Samsung QLED" – tức là để chỉ một dòng TV cao cấp chứ không phải là đại diện cho một công nghệ cụ thể như QLED của LG. Samsung cho biết họ sẵn sàng để các công ty khác đề cập tới QLED như sự cải tiến của TV LCD, nhưng các nhà phân tích cho rằng Samsung QLED không phải là QLED thật sự vì chúng không tự phát sáng mà vẫn phải sử dụng đèn nền.
"Chúng tôi đã nắm bắt được tình hình sự việc. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi không có kế hoạch theo đuổi bản quyền của cụm từ QLED nữa." Trích lời đại diện LG.
Theo TheInvestor
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời