Cảnh sát Mỹ đã sử dụng một con robot để cài bom và cho phát nổ nhằm tiêu diệt kẻ bắn tỉa. Vậy loại robot nào đã được lựa chọn để sử dụng?
Cảnh sát trưởng đồn cảnh sát Dallas, David Brown, trong một bài trả lời họp báo đã cho biết các nhân viên cảnh sát đã cố gắng đàm phán với nghi phạm nhưng nỗ lực bất thành. Sau khi cân nhắc tình huống, ông Brown cho hay họ “không còn lựa chọn nào khác” là buộc phải sử dung một robot mang bom để tiêu diệt nghi phạm. Vụ việc này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi vì đây là lần đầu tiên các nhà hành pháp Mỹ sử dụng robot để giết người.
Rất nhiều thông tin về con robot “cảm tử” vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Center for the Study of the Drone tại Đại học Bard College đã đưa ra thông tin rằng sở cảnh sát Dallas có thể đã sử dụng một loại robot quân sự không người lái được mua hồi tháng 4/2014 qua một chương tình liên bang nhằm hỗ trợ các thiết bị quân sự cho cảnh sát.
Thông qua chương trình này, cảnh sát có thể mua bất cứ thiết bị nào từ Bộ Quốc phòng, bao gồm cả xe bọc thép, súng, cho tới robot và thiết bị tập gym, ông Arthur Holland Micheal, đồng giám đốc trung tâm giải thích.
Sở cảnh sát Dallas đã chi 10.000 USD cho mỗi con robot, theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, một báo cáo công khai năm 2008 có viết cảnh sát Dallas đã tìm mua một con robot có giá không quá 207.671 USD. Romotec, công ty sản xuất loại robot này và là một chi nhánh của Northrop Grunman, đã sản xuất một dây chuyển robot có tên gọi ANDROS, chuyên được sử dụng để xử lý và vứt bỏ các vật liệu độc hại.
Ông Michel giải thích rằng sở cảnh sát Dallas đã sử dụng một trong 2 mẫu robot để tấn công nghi phạm, con Robot ANDROS hoặc một loại robot khác có tên là MARCbot. Cũng có khả năng sở cảnh sát đã sử dụng một loại robot khác không phải hai loại trên. Cả 2 model trên đều từng được quân đội sử dụng để thải bom và không được thiết kế để chống lại con người, ông bổ sung.
Robot quân sự không người lái được cảnh sát sử dụng. (Ảnh minh họa)
Ông Micheal giải thích rằng MARCbot, viết tắt của "multi-function, agile, remote-controlled robot" (robot đa chức năng nhanh nhẹn), là một loại robot có bánh xe, nặng khoảng hơn 13kg với giá vài nghìn USD và rẻ hơn rất nhiều so với con ANDROS Robot có giá hơn 100.000 USD và nặng tới 90kg.
Các robot chuyên loại bỏ bom mình này thông thường được trang bị camera cho phép người điều khiển nhìn qua tầm mắt của robot. Trong vụ xả súng ở Dallas, tính năng camera này đã giúp cảnh sát dẫn đường cho robot tới gần nghi phạm và kích nổ quả bom thay vì ném lựu đạn về phía người này.
Điểm đáng lưu ý là cả 2 loại robot trên đều không thể tự hành và cần người điều khiển từ xa. Mặc dù công nghệ đã được cải tiến để giúp con robot này có thể di chuyển tự do trong một số hoàn cảnh và môi trường cụ thể như trong nhà kho, nhưng chúng vẫn không thể hoạt động độc lập tại những địa hình không quen thuộc khi có ánh sáng kém và quá nhiều người di chuyển xung quanh.
Giống như những chuyên gia khác, ông Michel cho rằng đây là lần đầu tiên sở cảnh sát Mỹ sử dụng một con robot để gây nguy hiểm cho con người. Ông cũng nói rằng việc sử dụng robot đang ngày càng trở nên phổ biến tại các cơ quan hành pháp nhưng vụ việc tại Dallas đánh dấu lần đầu tiên ông biết đến việc robot được trang bị vũ khí để tiêu diệt tội phạm.
Quân đội cũng đã từng đeo mìn vào các con robot MARC trong cuộc chiến tại Iraq lần thứ 2 để chiến đấu với quân nổi dậy. Nhưng cũng giống như vụ việc tại Dallas, đây không phải là mục đích thiết kế của loại robot này.
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu sở cảnh sát Dallas nảy ra ý tưởng sử dụng robot để giết người khi trong lúc tuyệt vọng hay họ đã có kế hoạch đó từ trước và cuối cùng đã quyết định tiến hành kế hoạch này.
Bởi trước giờ chưa có tiền lệ robot được trang bị vũ khí để giết người vì thế hành động của các nhân viên sở cảnh sát Dallas có thể là bước ngoặt, tạo tiền lệ cho việc sử dụng robot và các công nghệ hiện đại khác hỗ trợ cảnh sát. Lần tới, khi người dân biết một sở cảnh sát đang đặt mua robot, họ có thể liên tưởng đến việc sử dụng nó cho một vụ việc tương tự như những gì xảy ra vừa rồi.
Vụ xả súng ở Dallas diễn ra trong bối cảnh nhiều hoạt động biểu tình phản đối việc cảnh sát bắn chết 2 người Mỹ gốc Phi tại các bang Louisiana và Minnesota vài ngày qua. Micah Xavier Johnson, thủ phạm gây ra vụ xả súng đã làm 5 cảnh sát thiệt mạng và 7 người bị thương. Johnson sau đó đã bị tiêu diệt bằng một robot cài bom.
Theo ICTNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời