Mơ trở thành doanh nhân giàu có nhưng chỉ thích ngồi gõ bàn phím "chém gió", bảo sao mãi vẫn nghèo

    PV,  

    Nếu mơ ước làm doanh nhân nhưng vẫn mãi ngồi gõ bàn phím thì hãy thiết lập ngay những thói quen sau đây.

    Khi còn là một cậu nhóc, tôi đã mơ ước sau này sẽ trở thành một doanh nhân. Tôi từng nằm mơ mộng tới ngày tươi đẹp đó; ngồi trong nhà ăn sinh viên vạch ra những kế hoạch của mình cho tới 3 giờ sáng; thảo luận hàng giờ về niềm khát khao ấy với gia đình, bạn bè và thậm chí cả với các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp nữa.

    Và năm tháng trôi qua, tôi vẫn chỉ là một anh chàng nhân viên công sở.

    Rồi tình cờ tôi gặp lại cô bạn cũ đã 15 năm không gặp. Chúng tôi cùng ôn lại chuyện cũ, chuyện sự nghiệp, kế hoạch hưu trí và tôi thổ lộ ước mơ không thành muốn được làm chủ một công ty riêng. Cô ấy nắm lấy tay tôi, nhìn vào mắt tôi và nói: “Ric này, cậu đã nói về giấc mơ này hơn 20 năm rồi. Cậu không nghĩ đã đến lúc hiện thực hóa nó hay sao?”.

    Tôi nhớ Walt Disney từng nói: “Cách tốt nhất để khởi đầu là đừng nói nữa và bắt tay vào làm”. Và hôm nay đây, tôi đã có thể tự hào vì mình có thể làm chủ một công ty của riêng mình. Tôi đã biến giấc mơ của mình thành hiện thực, không phải bằng cách ngồi ước lên đến những vì sao nhưng bằng cách chuyển hóa giấc mơ đó thành một tầm nhìn cụ thể.

    Nếu bạn có mơ ước và muốn biến nó thành hiện thực thì trước hết, hãy nhớ rằng ước mơ và tầm nhìn khác nhau ở chỗ:

    Giấc mơ là: Mong muốn từ nội tâm, thứ dễ phai nhạt và có tính cảm hứng. Trong khi đó...

    Tầm nhìn là: Mong muốn được thực hiện, có tính bền bỉ và có chủ ý.

    Nếu giấc mơ là một điều gì đó bạn mong mỏi thì tầm nhìn là việc bạn biến nó thành hiện thực; nếu giấc mơ là một điểm đến thì tầm nhìn là nơi bạn bước chân đi. Nói theo cách khác, tầm nhìn có tính cấu trúc hơn, chủ đích hơn, bền bỉ hơn và bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày hơn là mơ tưởng đơn thuần.

    Trong bài luận có tựa đề The Path of Least Resistance, tác giả Robert Fritz đã miêu tả tầm nhìn như trung đoạn giữa trạng thái trong tương lai (kết quả mong muốn) và hiện thực (điểm khởi đầu), mà nhờ có tầm nhìn, bạn có thể “tổ chức các hành động cụ thể, tập trung các giá trị và tìm ra mối liên kết với thực tại”. Bí quyết để biến những giấc mơ phù du thành kết quả hữu hình chính là tạo cho bản thân những thói quen để dần kiến tạo giấc mơ ấy bằng hành động và động lực. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Vậy hãy áp dụng những thói quen sau:

    Hãy cụ thể hóa giấc mơ bằng hình dung

     Hình dung - Theo tác giả Shakti Gowain, là “hình dung sáng tạo” hay kỹ thuật sáng tạo những điều bạn mong muốn từ cuộc sống bằng sức mạnh của trí tưởng tượng và giúp biến giấc mơ thành những điều có khả năng hiện thực hóa trong tương lai.

    Hình dung - Theo tác giả Shakti Gowain, là “hình dung sáng tạo” hay kỹ thuật sáng tạo những điều bạn mong muốn từ cuộc sống bằng sức mạnh của trí tưởng tượng và giúp biến giấc mơ thành những điều có khả năng hiện thực hóa trong tương lai.

    Các nam nữ vận động viên thường sử dụng kỹ thuật này để tăng thêm nguồn cảm hứng cho mình khi hình dung đến những hình ảnh của bản thân trong vị thế chiến thắng lẫy lừng tại các cuộc tranh đấu đỉnh cao. Kỹ thuật hình dung cũng được sử dụng rộng rãi trong các bối cảnh kinh doanh nhằm kích thích con người tạo ra những mục tiêu và tăng thêm niềm cảm hứng và nổ lực để đạt được thành công.

    Lập danh sách ưu tiên cho những giấc mơ

     Một trong những thói quen mà nhà diễn giả - nhà văn Mỹ Covey đề cập trong tác phẩm mang tên “Bảy thói quen của những người thành đạt” của mình là hãy bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí.

    Một trong những thói quen mà nhà diễn giả - nhà văn Mỹ Covey đề cập trong tác phẩm mang tên “Bảy thói quen của những người thành đạt” của mình là hãy bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí.

    Thay vì sống qua ngày bằng những việc làm không mục đích thì bạn nên có một ý tưởng rõ ràng về những gì mình muốn đạt được và ưu tiên mục tiêu cao nhất – đó mới là một kế hoạch hiện thực hóa giấc mơ có chiến lược. Đừng phá luật bằng việc thực hiện mục tiêu thứ yếu trước và bỏ lại mục tiêu chính yếu.

    Các mục tiêu nên có độ thử thách nhất định song không nên quá khó đến nỗi xa rời thực tế hoặc quá dễ so với khả năng hiện có. Ví dụ, một sợi chun nịt quá chúng sẽ không có sức căng. Nhưng nếu sợi chun nịt quá căng sẽ có nguy cơ đứt và làm bạn bị đau.

    Trong tác phẩm “Creating” của mình, tác giả Robert Fritz có chia sẻ “Trong một đống lửa đang cháy, khúc gỗ trên cùng sẽ hướng ngọn lửa cháy lên trên. Trong quá trình sáng tạo, nơi nào lớn hơn và cao hơn so với nơi bạn đã đi sẽ giúp bạn có thêm động lực, năng lượng và sức mạnh để sáng tạo hơn nữa.”

    Thiết lập những cột mốc quan trọng

    Giáo sư Warren Bennis từng nói: “Các nhà leo núi không bắt đầu leo từ dưới chân núi. Họ nhìn lên đỉnh cao muốn chinh phục, chọn điểm thích hợp rồi mới bắt đầu leo”. Việc thiết lập mục tiêu cũng giống như vậy. Khi bạn bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cuối cùng trong tâm trí rồi lập kế hoạch hành động, bạn có thể dễ dàng thực hiện từng bước một và đạt được mục tiêu cuối cùng. Mỗi cột mốc đạt được sẽ là một thành công nho nhỏ đóng góp vào thành công lớn của bạn.

    Giáo sư Stephen cũng chỉ ra một học thuyết rằng, nếu xếp các đô mi nô với kích cỡ đô mi nô đầu tiên là 5 milimét và kích thước tăng dần đều 1,5 lần mỗi quân thì chỉ cần xếp 29 đô mi nô là đủ để “hạ đổ” tòa nhà Empire State Building đồ sộ trên phố Wall của thành phố New York.

    Diễn giả - tác giả của những cuốn sách kinh doanh được yêu chuộng và bậc thầy tài chính Ramit Sethi cũng đã thiết lập chiến lược đô mi nô cho bản thân với chủ trương thực hiện nguyên tắc nhỏ trước và tạo cảm hứng tiến tới mục tiêu cuối cùng bằng việc thiết lập các cột mốc tăng dần.

    Bám sát quá trình thực hiện

    Một trong những lợi ích của việc thiết lập một tầm nhìn hợp lí là bạn có thể dễ dàng theo dõi được quá trình hành động và có những điều chỉnh hợp lí để đẩy nhanh quá trình đạt được mục tiêu đã định. Việc bám sát quá trình thường xuyên cũng sẽ bồi đắp thêm cho bạn nguồn động lực và cảm hứng. Giấc mơ, nói cho cùng cũng rất dễ bị lung lay nếu chúng ta không tạo cho mình thói quen nhắc nhở bản thân phải kiên trì hành động để đạt biến chúng thành hiện thực.

    Tranh thủ sự giúp đỡ

    Trong bài thơ mang tên “The Cloths of Heaven”, tác giả WB Yeats viết: “Tôi trải những giấc mơ mình dưới chân em; Hãy nhẹ nhàng thôi vì em đang bước đi trên chúng”.
    Trong bài thơ mang tên “The Cloths of Heaven”, tác giả WB Yeats viết: “Tôi trải những giấc mơ mình dưới chân em; Hãy nhẹ nhàng thôi vì em đang bước đi trên chúng”.

    Mỗi cuộc đời mỗi giấc mơ và cũng có vô số những “kẻ cắp ước mơ”. Điều quan trọng là bạn phải biết kiên trì với giấc mơ của mình, học cách đối phó với những nguồn năng lượng tiêu cực, những lời chê bai đầy ganh ghét và không quên tranh thủ sự giúp đỡ, khích lệ từ những người xung quanh.

    Biết từ bỏ đúng lúc

    Robert Fritz nói: mục tiêu đạt được liên quan chặt chẽ tới hiện thực. Ước mơ có đạt được hay không thì ngoài sự nỗ lực bền bỉ, còn phải tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Bởi có rất nhiều giấc mơ và mục tiêu nhưng không phải giấc mơ nào cũng phù hợp với khả năng của bạn. Biết từ bỏ đúng lúc không phải là thất bại, chỉ là bạn dừng lại để chọn cho mình con đường đúng đắn để đi đến thành công mà thôi.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ