Các ông lớn Android đang gặp phải khó khăn gì?

    Yến Thanh,  

    Lỗ, sụt giảm, thiếu ý tưởng... đang là tình trạng chung của thị trường smartphone Android hiện nay.

    Dựa vào những báo cáo tài chính gần đây, có thể thấy, hầu hết các nhà sản xuất smartphone Android hàng đầu hiện nay đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, trong khi thị trường di động toàn cầu lại ngày càng ảm đạm.

    Minh chứng là trong Q2/2015 vừa qua, lợi nhuận mảng di động của Samsung đã giảm tới 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là quý thứ 5 liên tiếp lợi nhuận của hãng sụt giảm. Trong khi đó, HTC đã báo lỗ tới 250 triệu USD, Sony cũng mất trắng 184 triệu USD ở mảng kinh doanh smartphone. Thậm chí, ngay cả LG, công ty được đánh giá là thành công trong Q2 cũng chấp nhận mức sụt giảm 1% doanh số smartphone.

    dark clouds gloomy 1

    Cùng chung hoàn cảnh tương tự, các ông lớn tới từ Trung Quốc cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Theo đó, trong Q2/2015, lợi nhuận ròng của Lenovo đã giảm mạnh, dù doanh thu của công ty này khởi sắc. Và sớm nhất là tới đầu năm 2016, Motorola, công ty được Lenovo thâu tóm từ Google mới bắt đầu kinh có lãi.

    Trong khi đó, Huawei và Xiaomi được cho là đang kiểm soát phân khúc tầm trung và giá rẻ, lại chẳng thu lời được mấy từ các sản phẩm của mình. Bởi để có mức giá hợp lý như hiện nay, hầu như các công ty này đều phải cắt giảm đáng kể những chi phí trong quảng cáo, sản xuất và kinh doanh.

    Trên thực tế, tổng số smartphone được bán ra trên toàn cầu trong Q2/2015 vẫn tăng ở mức 12% so với cùng kì năm ngoái, nhưng rò ràng, các hãng smartphone Android lớn nhất chỉ biến đến lỗ hoặc sụt giảm. Vậy điều gì đang thực sự diễn ra, đâu là những khó khăn mà các ông lớn đang gặp phải?

    Giá bán giảm không phanh

    Thật vậy, dù doanh số smartphone toàn cầu đang tăng lên đáng kể, nhưng thực chất, lợi nhuận của mảng di động Android lại chẳng đáng là bao. Minh chứng là trong khi giá bán trung bình của mỗi smartphone chạy iOS trong năm ngoái là 657 USD, thì với smartphone Android chỉ là 254 USD, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây 5 năm.

    statista asp average selling price

    Đặc biệt, từ năm 2010 tới nay, sự chênh lệch giá bán giữa iPhone và điện thoại Android ngày càng được nhân rộng ra, bởi sự xuất hiện dày đặc các smartphone giá rẻ tới từ Trung Quốc. Do đó, tới chừng nào, khung giá của smartphone Android được nâng cao, khi đó, lợi nhuận sẽ quay trở lại với các nhà sản xuất, hoặc ít nhất, họ cần phải cắt giảm tối đa những chi phí phát sinh không đáng có.

    Thiếu sự khác biệt

    Một trong những lý do khiến hầu hết các smartphone Android hiện nay đều na ná nhau, chính bởi tính chất thuần túy của hệ điều hành này. Đặc biệt là với các smartphone tầm trung và giá rẻ, phân khúc không nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất, các thiết bị này giống nhau từ thiết kế cho tới cấu hình, thông số.

    Trong khi đó, tại phân khúc cao cấp, nơi các thiết bị đều là các sản phẩm mũi nhọn, chúng ta cũng khó có thể tìm thấy những tính năng thực sự đột phá. Giờ đây, siêu phẩm nào cũng có cảm biến vân tay, cảm biến nhịp tim hay tính năng chống nước. Suốt từ những thế hệ này, tới thế hệ sau, ngoài sự thay đổi một chút về ngoại hình, Android hầu như bị chững.

    flagship smartphones aa (15 of 18)

    Tất nhiên, không phải là không có cách để khiến các smartphone cao cấp tỏ ra thực sự khác biệt, đó là đầu tư mạnh vào công tác quảng cáo, đánh bóng sản phẩm. Thế nhưng, mặt trái của chiến lược này đó là sự tốn kém về tiền bạc, trong khi hiệu quả đem lại chưa chắc như mong đợi. Hai trường hợp tiêu biểu nhất hiện nay là Samsung và HTC.

    Trong khi Samsung đầu tư mạnh bạo vào việc marketing bộ đôi Galaxy S6, Galaxy S6 edge, giành được rất nhiều danh hiệu, giải thưởng đáng giá, đưa thế hệ S6 trở thành siêu phẩm hàng đầu của Android. HTC lại nhận về những thất bại cay đắng bởi chiến dịch quảng cáo kém hiệu quả, smartphone One M9 bị coi là bom xịt của năm.

    Do đó, với những công ty không đủ sức và lực như Samsung, các sản phẩm của họ đều bị coi là "phần còn lại" của thị trường Android. Tuy nhiên, không phải bạo chi là thắng cuộc. Chính Samsung cũng có điểm yếu của riêng mình. Công ty Hàn Quốc tham gia vào mọi phân khúc của thị trường, cao cấp, tầm trung và cả giá rẻ.

    Đặt địa vị là một người dùng smartphone trong tầm giá 3 triệu đồng của Samsung. Sau một vài năm, khi tiềm lực tài chính của họ đã đủ mạnh để sắm sửa những chiếc smartphone 10 triệu đồng, họ sẽ tìm đến một thương hiệu cao cấp hơn, bởi những năm tháng sử dụng smartphone giá rẻ của hãng này đã in sâu vào tiềm thức của họ.

    Chi phí tăng

    oneplus 2 launch aa (62 of 93)

    Như đã đề cập ở trên, giá bán trung bình của smartphone Android giảm sẽ không phải là vấn đề lớn, nếu các nhà sản xuất hạn chế được chi phí phát sinh không đáng có. Thế nhưng, trên thực tế, trong quá trình nâng cấp, cải tiến các tính năng trên smartphone hiện nay, giá thành sản xuất các thiết bị cầm tay đã bị đội lên chóng mặt.

    Minh chứng là với trường hợp của Samsung, công ty Hàn Quốc luôn nỗ lực tạo ra sự khác biệt cho các smartphone của mình, từ thiết kế, cho tới phần cứng, tính năng. Để làm được điều này, Samsung đã phải đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Thế nhưng, cuối cùng, dù sở hữu giá bán tương đương, nhưng giá thành sản xuất của Galaxy S5 là 256 USD còn với Galaxy S4 là 236 USD.

    Trong trường hợp không thể giảm thêm chi phí sản xuất, một số công ty đã nghĩ ra những phương án "lạ" để đảm bảo giá bán cạnh tranh cho smartphone. Như Xiaomi hay OnePlus là một ví dụ, thay vì đầu tư một khoản tiền lớn vào hệ thống các cửa hàng bán lẻ chính chủ, hoặc chia hoa hồng cho các nhà phân phối, các công ty này chọn cách bán hàng online trên các hệ thống thương mại điện tử phổ biến hiện nay.

    Do đó, câu hỏi đặt ra, là liệu có phương thức vẹn toàn giúp các nhà sản xuất vừa tạo ra được nhiều tính năng trên smartphone, vừa tạo ra được lợi nhuận lớn hay không?

    Câu trả lời là có. Hãy nhìn vào chiếc Galaxy S3 của Samsung trước đây, ngay cả khi thế hệ Galaxy S5 ra đời, máy vẫn được tiêu thụ rất tốt. Điều này chứng tỏ, khi doanh số sản phẩm đã đạt đến ngưỡng nhất định, tự khắc các công ty sẽ tìm ra cách để cắt giảm chi phí sản xuất. Thế nhưng, đáng tiếc với các smartphone thế hệ mới hiện nay, khó lòng có sản phẩm nào thực hiện được điều này.

    Và dù có một sản phẩm nào như vậy, nó cũng phải đối mặt với động thái giảm giá quen thuộc do tuổi đời đã lâu, cấu hình không còn đạt chuẩn siêu phẩm hoặc thậm chí là sẽ chẳng ai mua smartphone đó vì nó "cũ".

    Đối thủ lớn nhất: Apple

    Rõ ràng, Apple chính là rào cản lớn nhất với đại đa số các nhà sản xuất Android hiện nay. Báo cáo từ WSJ cho thấy, 92% lợi nhuận của thị trường di động hiện nay đều rơi vào túi của Apple. Có thể, con số này đã giảm khoảng 1% so với quý trước, thế nhưng, nếu nhìn vào Samsung, công ty có thị phần lớn nhất hiện nay lại chỉ nắm giữ một phần lợi nhuận rất nhỏ trên toàn thị trường.

    Bán ra nhiều hơn Apple những 20 triệu smartphone, nhưng lợi nhuận mà Samsung thu về chưa nổi một nửa của đối thủ, vậy điều gì đã khiến CEO Tim Cook thành công như ngày hôm nay?

    Sự thật là Apple đã dễ dàng vượt qua các rào cản khó khăn mà các ông lớn Android đang mắc phải. Giá bán trung bình của mỗi chiếc iPhone ở thời điểm hiện tại là 687 USD, gấp khoảng 3 lần so với giá bán trung bình của một thiết bị Android. Ngoài ra, mỗi năm công ty có trụ sở tại Cupertino chỉ tung ra rất ít sản phẩm, và chỉ toàn những sản phẩm cao cấp, do đó, chúng rất ít khi lâm vào tình cảnh rớt giá.

    Thêm vào đó, iPhone của Apple sử dụng riêng biệt nền tảng iOS độc quyền, cũng như thương hiệu Trái Táo danh tiếng, nên người dùng sẽ luôn cảm thấy iPhone khác biệt so với phần lớn những chiếc điện thoại Android hiện nay. Về giá thành sản xuất, Apple cũng không cần quá lo lắng, bởi với mỗi chiếc iPhone 6, Apple chỉ bỏ ra khoảng 200 USD, trong khi giá bán trung bình của sản phẩm này gấp 3 lần giá trị thực.

    Người dùng hưởng lợi

    Mặc cho các nhà sản xuất đang gặp phải những khó khăn nhất định trong tình hình kinh doanh, người dùng vẫn là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Hoặc các thương hiệu lớn sẽ buộc phải giảm giá sản phẩm để kích cầu, như bộ đôi Galaxy S6 và S6 edge mới đây. Hoặc các thương hiệu mới nổi sẽ ra đời với giá thành phải chăng hơn, và vẫn đảm bảo hiệu năng sản phẩm.

    Tham khảo: Android Authority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ