Tái sử dụng những smartphone “quá đát”, tại sao không?

    Vũ Trần,  

    Một ý tưởng độc đáo giúp tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ mà vẫn đem lại lợi ích to lớn.

    Thời gian gần đây, những thành tựu mới nhất của nền công nghiệp smartphone đã cho chúng ta nhiều thiết bị thông minh mới với đủ loại tính năng và cấu hình “khủng” với nhiều thông số kỹ thuật không thua kém bất kỳ một chiếc PC nào ( có thể hiệu suất vẫn chưa bằng). Cuộc chạy đua phần cứng đã đem tới một hệ quả là những chiếc smartphone, tablet và nhiều thiết bị thế hệ cũ dần bị loại bỏ để người dùng có thể trải nghiệm các sản phẩm mới hơn.

    Mặc dù ở thời buổi kinh tế thị trường thì việc các nhà sản xuất đều cố gắng giới hạn cho mỗi một thiết bị điện tử chỉ hoạt động mượt mà trong vòng đời nhất định rồi sau đó họ khuyến khích chúng ta mua những sản phẩm mới hơn cũng không có gì quá khó hiểu.

    Tuy nhiên, điều này gây nên sự lãng phí không hề nhỏ khi mà chúng ta sau vài năm sử dụng những thiết bị đó thì đành phải xếp xó vì chúng bắt đầu giật và lag ngay cả khi linh kiện bên trong vẫn còn tốt.

    Picture 1

    Có lẽ chỉ sau vài năm thì “người bạn thân” từng ăn chung ngủ chung với bạn cũng sẽ phải chịu cảnh này.

    Chúng ta đều biết bản thân mỗi chiếc smartphone đều là một chiếc máy tính với đầy đủ vi xử lý, RAM cũng như nhân đồ họa. Vậy thì tại sao không tận dụng lại những thành phần đó rồi ghép chúng để làm nên một thiết bị mới với khả năng xử lý mạnh mẽ hơn. Dựa trên ý tưởng này, mới đây một nhóm kỹ sư đã giới thiệu tới công chúng bản thiết kế của chiếc smartphone thế hệ mới có khả năng tái sử dụng linh kiên để “lắp ghép” rồi tạo thành một siêu máy tính.

    Ý tưởng về việc kết hợp linh kiện từ những smartphone cũ để tạo nên siêu máy tính.

    Ý tưởng về việc kết hợp linh kiện từ những smartphone cũ để tạo thành siêu máy tính.

    Theo đó, chiếc smartphone này mang tên Puzzle Phone và sau một thời gian sử dụng thì chủ nhân của chúng có thể tháo bộ vi xử lý cũ ra để lắp vào chiếc hộp mang tên Puzzlecluster. Chiếc hộp này có vai trò như một case máy tính giúp các thành phần khác nhau từ chiếc Puzzle Phone có thể gắn kết và hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng.

    Đặc biệt hơn, nhiều Puzzlecluster có thể kết nối với nhau và điều này có nghĩa là càng nhiều thiết bị cũ thì chiếc máy tính của bạn sẽ càng mạnh mẽ mà chi phí bỏ ra thì lại vô cùng rẻ.

    Picture 3

    Hãy thử tưởng tượng xem nếu trong tương lai những xử lý “cũ” như Snapdragon 810 sẽ có thể làm được điều gì khi sức mạnh từ chúng có được kết hợp lại trong một chiếc máy tính duy nhất.

    Mặc dù chặng đường để biến ý tưởng trở thành hiện thực còn dài và tác giả của chúng chắc chắn sẽ còn phải lao tâm khổ tứ để có thể thuyết phục các ông lớn trong làng di động đầu tư vào dự án này thay vì chọn đi theo con đường điện thoại xếp hình Project Ara của Google nhưng với xu hướng tái sử dụng các thiết bị cũ đang ngày càng được người tiêu dùng hưởng ứng thì biết đâu chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, câu chuyện những siêu máy tính được làm từ các thiết bị điện tử tưởng chừng như hết thời mà chúng ta đang bàn luận ở đây sẽ trở thành sự thật.

    Tham khảo: Puzzlephone

    >>Vật liệu uốn cong ánh sáng mở ra tương lai cho những siêu máy tính

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ