Thế giới trong tương lai: Những gì bạn đang thấy!

    PV, Lê Vũ Lâm 

    Không hoàn toàn chắc chắn những viễn cảnh sau đây sẽ xuất hiện trong tương lai, nhưng chúng cũng gần tới mức bạn có thể nhìn thấy được.

    Những sản phẩm như iPad, tai nghe Bluetooth và các ô tô chạy điện chính là những minh chứng rõ ràng nhất về việc chúng ta đang sống trong các câu chuyện khoa học viễn tưởng của thế kỷ 20. Thế nhưng, trước mắt loài người vẫn còn rất nhiều đổi mới khác mà các kỹ sư, nhà khoa học hay học giả lỗi lạc dự báo đó sẽ là tương lai, ví như ô tô không người lái, robot lo nấu ăn và cả những chiếc máy tính hiện đại nhét vừa trong túi sách…
               

         
    Ô tô không người lái: Khởi đầu bằng phát biểu của Eric Schmidt, CEO của Google rằng “ô tô được phát minh trước cả máy tính” và hãng đã cụ thể hóa điều này khi cho chiếc xế hộp tự hoạt động hơn 220.000 km vào tháng 10/2010.
     
    Theo đó, ô tô được dẫn đường bằng hàng loạt các camera, cảm biến radar và tia laze dò đường... mặc dù vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng đây là viễn cảnh có thể nhìn thấy được.
                   
                  
    Singularity: Học giả Ray Kurzweil và các đồng nhiệm đã đưa ra một loạt các dự báo gây sốc như Internet sẽ có tốc độ nhanh gấp hàng... nghìn tỷ lần hiện tại, trí tuệ nhân tạo sẽ xuất hiện trước năm 2100 và kèm theo đó là cả chiến tranh trong không gian.
     
    Thế nhưng, đặc biệt nhất phải kể đến nhận định nổi tiếng của ông về Singularity (tạm dịch: trạng thái đặc biệt) – công nghệ sẽ khiến đầu óc của con người trở nên gần giống như một cỗ máy với khả năng tính toán, tầm hiểu biết và tốc độ trao đổi thông tin như PC ngày nay. Song hãy cảnh giác, vì như vậy đồng nghĩa với việc các hacker có thể xâm nhập vào bộ não của mỗi người.
                       
                      
    Trí thông minh nhân tạo: Như đã nói ở trên trong dự báo của Kurzweil, trí tuệ nhân tạo là hoàn toàn khả thi và IBM đã cho thấy điều đó rõ ràng đến thế nào. Siêu máy tính của hãng, với tên gọi Watson, được trang bị 15TB RAM và 2880 nhân xử lý để thực hiện 80.000 tỷ tác vụ mỗi giây.
     
    Bởi vậy, Watson có khả năng hiểu rõ mọi câu nói của con người, suy nghĩ và tìm ra phản ứng đúng đắn nhất. Được biết, siêu máy tính sẽ xuất hiện trên truyền hình vào ngày lễ tình nhân năm nay.
                      
                  
    Máy tính cá nhân nhét vừa túi xách: Đúng vậy, người ta vẫn mơ về việc sở hữu một máy tính mạnh với kích thước có thể nhét vừa túi xách, và có vẻ như smartphone Motorola Atrix 4G được giới thiệu tại CES 2011 chính là thiết bị rất gần với mơ ước đó.
     
    Cụ thể, bạn sẽ có khả năng truy cập vào máy tính ảo chạy Windows 7 online nhờ bộ ứng dụng Citrix XenApp để làm việc, và khi đã hoàn thành, bạn chỉ cần thoát ra ngoài và sử dụng chiếc điện thoại như bình thường.
                          
                       
    RFDI: Công nghệ được mô tả như gắn một con chip máy tính để nhận dạng mỗi người, nhờ đó bạn có thể mở cửa nhà, thanh toán tiền mà không cần mang theo bất cứ chìa khóa hay tấm thẻ nào.
     
    Hiện RFDI đã được dùng để theo dõi lượng đường trong máu ở một số bệnh nhân, song người ta vẫn còn e ngại về tôn giáo khi gắn thiết bị máy móc lên người.
                   
                      
    Robot nano: Những cỗ máy chỉ có kích cỡ bằng 1 phần tỷ mét sẽ là công cụ đắc lực giúp đỡ các bác sĩ tìm và điều trị các căn bệnh ở mức độ tế bào như ung thư. Theo đó, Robot nano đã được thử nghiệm tại Thụy Sĩ và đem lại kết quả khả quan.
                  
                        
    PC quan sát bạn:Kinect không phải là hệ thống duy nhất Microsoft phát triển để hoạt động dựa theo các chuyển động của người sử dụng. Một tính năng khác, được cho là sẽ xuất hiện trên Windows phiên bản mới sẽ theo dõi bạn qua camera máy tính và thực hiện các thao tác đáng kinh ngạc như tự động dừng video khi bạn quay mặt đi chỗ khác, hay khởi động hệ thống qua nhận diện khuôn mặt mà chẳng cần phải gõ mật khẩu…
                 
                
    Điều khiển bằng ý nghĩ: Không hề hoang đường, các nhà khoa học đã có thể đo sóng não của bạn và chuyển mã chúng thành các yêu cầu cho máy tính. Vấn đề chỉ là máy móc đi kèm quá cồng kềnh để phù hợp cho di chuyển. Ý tưởng cấy các điện cực trong não bộ của con người cũng đang được xúc tiến - nghe hơi đáng sợ, nhưng cũng rất tò mò.
                       
              
    Robot đi vào cuộc sống: Câu chuyện tưởng như đã cũ này lại đang được hiện thực hóa từng ngày khi càng có nhiều robot với khả năng làm các công việc thường nhật xuất hiện. Có thể kể đến robot nấu ăn, vẽ, giặt và gấp quần áo… Tuy vậy, trở ngại lớn nhất là giá cả vẫn chưa thể khắc phục được trong ngày một ngày hai.
                   
                      
    Megacore: Bạn có biết số nhân nhiều nhất trong một chip xử lýhiện nay không? 6, 8 hay 48? Câu trả lời là 1000. Đó chính xác là những gì các nhà khoa học tại Scotland làm được và họ khẳng định tốc độ của siêu chip sẽ nhanh gấp 20 lần sản phẩm nhanh nhất trên thị trường hiện tại.
     
    Tuy vậy, vấn đề nằm ở việc tạo ra một phần mềm đủ sức mạnh để kiểm soát cả 1000 chip đó, với Windows 7, con số là 256 và người ta đang thực sự kỳ vọng vào Windows 8.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày