Kế hoạch cho năm 2019 là bước đầu để thực hiện mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng của NASA vào năm 2028.
NASA di chuyển hệ thống phóng không gian thử nghiệm của tên lửa công nghệ mới của Mỹ từ nhà máy đến Trung tâm bay không gian Marshall ở Huntsville, Alabama.
Vào ngày 21 tháng 2 vừa rồi, NASA đã thông báo rằng họ đã chọn cơ số các dụng cụ khoa học và công nghệ trình diễn để bay lên mặt trăng trên các tên lửa thương mại tư nhân. Kế hoạch cho năm 2019 là bước đầu để thực hiện mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng của NASA vào năm 2028.
Lần cuối cùng các phi hành gia Apollo 17 ghé thăm chị Hằng là vào tháng 12/1972.
TỪ MẶT TRĂNG ĐẾN SAO HỎA
Trước đây, chính quyền Obama đã từ bỏ một sứ mệnh mặt trăng theo kế hoạch để tập trung chi phí cho kế hoạch lên sao Hỏa vào năm 2030.
Steve Clarke, phó quản trị viên phụ trách thăm dò trong Ban giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA, nói: “Nhiệm vụ này được thực hiện bởi các Dịch vụ Thương mại Tải trọng Mặt trăng (CLPS) sẽ đưa một hỗn hợp các công cụ khoa học và công nghệ trình diễn lên mặt trăng. Chúng tôi muốn đưa lên nhiều công cụ thăm dò nhất có thể để cung cấp dữ liệu cho cộng đồng khoa học và cho những thiết kế tàu đổ bộ tiếp theo cho con người.”
Ông nói thêm: “Các công cụ khoa học được gửi lên mặt trăng có nhiệm vụ mô tả bề mặt mặt trăng và tìm kiếm các phân tử hydro, dấu vết thực tế của nước hoặc băng trong đất."
Ngoài việc bổ sung kiến thức về vệ tinh tự nhiên của Trái đất, các kết quả thăm dò còn đem lại nhiều ứng dụng hơn vậy. Quản trị viên NASA Jim Bridenstine nói trong thông cáo báo chí: "Chúng tôi khảo sát thấy ở bề mặt các cực của Mặt trăng có hơi nước. Và thật lòng mà nói, băng có thể đại diện cho nhiên liệu tên lửa. Nếu chúng ta có khả năng tạo ra nhiên liệu tên lửa từ cấu tạo bề mặt Mặt trăng và sử dụng nó để xây dựng một kho chứa nhiên liệu cho các cỗ máy."
Về mặt công nghệ, một trọng tải sẽ cần công nghệ năng lượng mặt trời. Ông Clarke cho biết: "Chúng tôi đang tìm cách thúc đẩy công nghệ pin mặt trời. Điều đó sẽ có lợi cho các sứ mệnh không gian sử dụng năng lượng mặt trời.” Các công nghệ khác đang được thử nghiệm các hệ thống hạ cánh (EDL), sẽ giúp cải thiện thiết kế của tàu thám hiểm mặt trăng trong tương lai, bao gồm cả tàu đưa phi hành gia lên mặt trăng.
XÂY TRẠM QUỸ ĐẠO MẶT TRĂNG
Kế hoạch dài hạn của NASA cũng kêu gọi xây dựng trạm quỹ đạo mặt trăng vào những năm 2020. Nó sẽ đóng vai trò là nền tảng cho việc thăm dò bề mặt mặt trăng và các nhiệm vụ thám hiểm có phi hành gia.
Không giống như chương trình Apollo, ngành công nghiệp vũ trụ thương mại sẽ nỗ lực vận chuyển các phi hành gia đến trạm quỹ đạo và xuống bề mặt mặt trăng. NASA đã công bố kế hoạch hợp tác với các công ty vũ trụ để phát triển tàu thăm dò mặt trăng có khả năng tái sử dụng. Những con tàu vũ trụ đó có thể bay qua lại giữa quỹ đạo và bề mặt của mặt trăng.
Dale Skran, phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội Vũ trụ Quốc gia (NSS), một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu thúc đẩy nền văn minh vũ trụ, nói: “NSS ủng hộ chiến lược của NASA. Ưu điểm cơ bản của trạm quỹ đạo mặt trăng trong hỗ trợ thăm dò là nó có thể trở thành trạm xăng, nơi các tàu vũ trụ tái nạp nhiên liệu. Thiết kế tàu vũ trụ vừa được NASA công bố cũng hướng tới chiến lược này. Họ đưa đi kèm tàu chở dầu để đưa nhiên liệu đến trạm quỹ đạo mặt trăng.”
Tại thời điểm này, ông Skran nói rằng việc đặt chân lên mặt trăng trong tương lai gần không còn được xem là một mục tiêu nữa, mà nó trở thành một phương tiện để thực hiện kế hoạch khám phá không gian của con người. Ông giải thích: "Hai mục tiêu tiềm năng cho sự trở lại mặt trăng bao gồm khai thác oxy để cung cấp cho các phi vụ lên sao Hỏa trong tương lai và chế tạo kính viễn vọng vô tuyến ở phía tối của Mặt trăng."
Nguồn: howstuffworks.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời