Muốn cuộc sống hôn nhân vững bền và hạnh phúc, hãy coi nó như... tài khoản ngân hàng

    Duc Nguyen,  

    Tài khoản ngân hàng sẽ luôn luôn tồn tại nến chúng được cung cấp tiền, tương tự như mối quan hệ của bạn và đối phương, nếu cả hai cùng nghĩ và thực hiện những điều tích cực, thì mối quan hệ sẽ luôn được bền vững.

    Những năm đầu của một mối quan hệ thường rất mặn nồng. Bạn không bao giờ nghĩ cảm xúc này rồi sẽ mất đi. Hai bạn sẽ không bao giờ trở thành một cặp trung niên chỉ ngồi lặng lẽ nhìn nhau trong nhà hàng, hay phải trải qua cuộc ly dị cay đắng.

    Mối quan hệ của hai bạn chắc chắn vượt lên trên mức trung bình. Hai bạn sinh ra là để chiến thắng cái gọi là “số phận”. Nhưng rồi bạn cảm thấy hai người chỉ giống như những người bạn cùng phòng đơn thuần thích ở cùng nhau, rất thân thiết nhưng lại thiếu sự sâu sắc, phong phú và nhiệt tình của mối quan hệ.

    Sau khi kết hôn và một vài năm trôi qua, cảm xúc mãnh liệt đó không còn nữa, bạn và đối phương cũng không còn gần gũi nhau như trước, đôi khi cả hai người chỉ còn biết lặng yên nhìn nhau. Bạn không phải không hạnh phúc nhưng đó cũng không phải một niềm hạnh phúc thật sự. Cảm giác như mối quan hệ của hai người chỉ giống như những người bạn cùng phòng, có thể thân thiết nhưng thiếu đi chiều sâu và sự giàu có về mặt cảm xúc.

    Tài khoản ngân hàng sẽ luôn luôn tồn tại nến chúng được cung cấp tiền, tương tự như mối quan hệ của bạn và đối phương, nếu cả hai cùng nghĩ và thực hiện những điều tích cực, thì mối quan hệ sẽ luôn được bền vững.

    1. Các cặp đôi không bao giờ cãi nhau

    Sự thật là chẳng có cặp đôi nào như vậy đâu. Nghiên cứu của Tiến sĩ John Gottman - người đã dành 16 năm nghiên cứu sự thành công và thất bại của hôn nhân tại đại học Washington chỉ ra rằng các cặp đôi hạnh phúc không phải không có những lúc tranh cãi, thậm chí họ còn tranh cãi nhiều hơn cả những cặp đôi không hạnh phúc. Một số người nóng nảy và gay gắt thường gây ra những trận cãi nhau nảy nữa, nhưng cũng có những người không thích điều đó, và những người này im lặng lúc nóng giận hoặc bỏ đi vài ngày. Tuy nhiên bằng một cách nào đó, mối quan hệ của họ vẫn phát triển tốt.

    2. Giao tiếp tốt và giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực

    Một cặp đôi có thể rất dở trong việc trao đổi ý kiến với nhau hoặc giải quyết mâu thuẫn mà vẫn hạnh phúc.

    Mỗi khi cãi nhau hay gặp trục trặc trong mỗi quan hệ, các cặp đôi thường đến gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý hay những nhà tư vấn hôn nhân. Họ than phiền về những vấn đề của mình, chuyện con cái ra sao và người bạn đời đã làm họ thất vọng như thế nào. Các chuyên gia sẽ tạo điều kiện cho các cặp đôi nói chuyện với nhau một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng hơn với hy vọng có thể giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Giải quyết mâu thuẫn được xem như là cái đích cuối cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

    Nói chuyện một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng chắc chắc sẽ ít căng thẳng hơn so với việc phải cãi nhau to tiếng. Nhưng một lần nữa, nghiên cứu của Gottman chỉ ra rằng nhiều cặp đôi không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào về việc giao tiếp hiệu quả và giải quyết mâu thuẫn - họ mất bình tĩnh, không lắng nghe, không chủ động nói lên cảm nhận của mình mà chỉ hướng vào lỗi lầm của người kia - cuộc hôn nhân của họ vẫn lâu dài.

    3, Bất hạnh trong hôn nhân vì kì vọng quá nhiều

    Thật tế là ngược lại, sự kì vọng lại có lợi cho cuộc hôn nhân của bạn.

    "Một số chuyên gia về hôn nhân cho rằng nguyên do chủ yếu gây ra sự bất hạnh là vợ chồng đều đặt kì vọng quá cao ở đối phương. Bằng cách hạ thấp kì vọng xuống, những tranh cãi sẽ không còn và bạn sẽ đỡ thất vọng hơn. Nhưng Donald Baucom tại Đại học Bắc Caroline đã phản bác quan điểm này bằng việc nghiên cứu tiêu chuẩn và kỳ vọng của các cặp đôi về nhau. Ông phát hiện ra rằng những người có kì vọng cao nhất về cuộc hôn nhân của họ cuối cùng sẽ đạt được kỳ vọng đó. Điều này cho thấy bằng cách giữ mối quan hệ của bạn ở mức kỳ vọng cao, bạn sẽ có thể đạt được chính xác mối quan hệ hôn nhân mà bạn muốn thay vì giảm kì vọng và để mọi thứ tuột dốc."

    Cảm xúc tích cực và tiêu cực ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ?

    Nếu tài khoản trong mối quan hệ của một cặp đôi đang có ít “tiền” (nhiều tương tác tiêu cực), thì mỗi lần "rút tiền" (mâu thuẫn) số dư của tài khoản ngày càng gần về 0, hay thậm chí còn tiến đến "bội chi". Do đó, mỗi xung đột đều chứa nhiều rủi ro vô cùng, giống như nó đang đưa mối quan hệ đến bờ vực "phá sản", tức chia tay hoặc ly dị.

    Mặc khác, nếu tài khoản của một cặp đôi tràn đầy những tương tác tích cực, thì họ có thể "rút tiền" thường xuyên mà không sợ bị thâm hụt. Vì đã có một bộ đệm an toàn nên khi xảy ra mâu thuẫn, nó không làm họ cảm thấy những xung đột đó quá nghiêm trọng. Họ không hề nghĩ rằng một cuộc tranh cãi có thể làm họ chia tay nhau hay không nên để xảy ra tranh cãi.

    Như Gottman đã nói, cặp đôi "tích cực" khác cặp đôi "tiêu cực" ở chỗ các cặp tích cực truyền cho nhau mọi cảm xúc trên dải cảm xúc, từ giận dữ, khó chịu, thất vọng và tổn thương cho đến yêu thương và tôn trọng. Dù đang tranh cãi về vấn đề gì thì họ cũng vẫn gửi đi thông điệp rằng: đối phương được yêu thương và được chấp nhận.

    Khi nhìn nhận mối quan hệ của mình giống như tài khoản ngân hàng, bạn sẽ củng cố những điều tích cực có sẵn thay vì tập trung vào những điều chưa tốt. Khi đó năng lượng tích cực sẽ lấn át tiêu cực, làm giảm ảnh hưởng của sự tiêu cực lên tình yêu và hạnh phúc của bạn.

    Vẻ đẹp thật sự của quan điểm "tài khoản mối quan hệ" là nó giúp ta tiến tới một cuộc hôn nhân hạnh phúc, bền chặt mà không cần phải tác động trực tiếp lên cuộc hôn nhân. Thay vào đó, bạn tạo lập một “quỹ” để cả hai đóng góp vào, từ đó “lợi nhuận” sẽ chảy ngược lại vào mối quan hệ của hai người. Và như ta đã thấy, việc đầu tư vào quỹ này thú vị và có lợi hơn nhiều.

    Theo Artofmanliness

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ