Muốn thoát kiếp gia công, Foxconn hướng tới trở thành một nền tảng AI

    Nguyễn Hải,  

    Khi áp lực về chi phí lương công nhân gia tăng, cũng như thiếu lớp lao động trẻ bổ sung, Foxconn đang hướng tới việc trở thành một nền tảng AI thông qua hàng loạt thương vụ đầu tư khác nhau.

    Ngày 6 tháng Sáu vừa qua cũng là kỷ niệm 30 năm ngày Foxconn Technology Group thành lập nhà máy đầu tiên của mình ở Trung Quốc đại lục, một trong những nhà đầu tư quốc tế đầu tiên làm như vậy khi quốc gia này mở cửa.

    Giờ đây, sau 30 năm, người khổng lồ về sản xuất đồ điện tử Đài Loan này đã có nửa tá nhà máy trên khắp Trung Quốc, làm hàng loạt sản phẩm, từ máy tính cá nhân cho tới smartphone, với các thương hiệu như Apple hay Hewlett Packard.

    Muốn thoát kiếp gia công, Foxconn hướng tới trở thành một nền tảng AI - Ảnh 1.

    Cũng trong thời gian này, dự trữ ngoại hối ròng của Foxconn tại Trung Quốc đại lục đạt tới 237,4 tỷ USD, tương đương 7,6% tổng dự trữ của quốc gia này, và một mình công ty chiếm tới gần 4% giá trị xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc.

    Thế nhưng, những con số tượng trưng cho thành công của Foxconn này lại phải đánh đổi lại bằng nhiều thứ khác. Tám năm trước, công ty từng phải đối mặt với chỉ trích nặng nề khi điều kiện lao động khắc nghiệt với lương thấp và thời gian lao động dài, được cho là nguyên nhân làm 11 công nhân tự tử bằng cách nhảy từ trên toàn nhà cao tầng xuống.

    Mới đây nhất, một báo cáo từ China Labour Watch tại New York đã chỉ trích Foxconn về việc trả lương thấp và phải làm việc quá sức tại một nhà máy ở Hengyang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây cũng là nơi làm ra những chiếc loa thông minh Echo và máy đọc sách Kindle cho Amazon.

    Không những thế, Foxconn còn phải đối mặt với các quy định mới của Trung Quốc nhằm tăng lương cho công nhân trong các nhà máy. Một mặt việc này giúp gia tăng sức mua của Trung Quốc để tạo nên một nền kinh tế hướng tới tăng trưởng dựa trên tiêu dùng. Mặt khác việc này cũng làm Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn về lương. Và với một công ty có khoảng một triệu nhân viên ở Trung Quốc, điều này tạo áp lực lên Foxconn để tìm tới tự động hóa trên cơ sở AI.

    Muốn thoát kiếp gia công, Foxconn hướng tới trở thành một nền tảng AI - Ảnh 2.

    AI - Giải pháp của Foxconn

    Đầu năm nay, ông Terry Gou, chủ tịch Foxconn cho biết, họ nhắm tới việc trở thành một nền tảng trí tuệ nhân tạo thay vì chỉ là một công ty gia công, với kế hoạch đầu tư ít nhất 342 triệu USD trong 5 năm tới để tuyển dụng các tài năng và triển khai các ứng dụng AI trong các nhà máy sản xuất của họ.

    Năm 2017, công ty từng hợp tác với startup về hệ thống nhận diện gương mặt của Trung Quốc Megvii, để phát triển các ứng dụng mới cho công nghệ robot và tự động hóa. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư vào các quỹ R&D cho các lĩnh vực như xe tự lái và chữa trị ung thư.

    Muốn thoát kiếp gia công, Foxconn hướng tới trở thành một nền tảng AI - Ảnh 3.

    Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm đa dạng hóa hoạt động của công ty ra khỏi việc gia công đơn thuần và tạo ra các sản phẩm có thương hiệu mang lại các kết quả rất khác nhau, một phần bởi vì họ không thể cạnh tranh với chính các khách hàng của mình như Apple. Năm ngoái, Foxconn mua lại Belkin International, một nhà sản xuất các phụ kiện máy tính của Mỹ, một động thái được xem là an toàn khi tạo ra các sản phẩm bổ sung cho Apple hơn là cạnh tranh với họ.

    Ông Li Gouhong, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại Học viện phát triển Trung Quốc ở Thâm Quyến cho biết, “Phát minh lại chính mình không phải là việc dễ cho Foxconn bởi vì mô hình hoạt động gia công theo hợp đồng của họ. Vì vậy, những lĩnh vực sáng tạo mà Foxconn đang khám phá, bao gồm cả AI và sản xuất robot có thể tạo nên chuỗi cung ứng công nghiệp của riêng họ.”

    Ông Louis Woo, trợ lý đặc biệt cho CEO Foxconn, cho rằng nếu xem chiến lược AI là bao gồm cả việc sử dụng robot thông minh để thay thế con người là “nguy hiểm, ngu ngốc và nhàm chán.” Thay vào đó, ông Woo lý giải cho chiến lược của công ty rằng

    Nếu bạn nhìn vào thế hệ trẻ ngày nay, phần lớn trong số chúng muốn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ hơn là sản xuất. Vì vậy chúng tôi gặp khó khăn trong việc tuyển người trẻ để làm công việc như vậy. Chúng tôi sẽ cần tự động hóa các quá trình nhanh nhất có thể.” Woo cho biết.

    Tham khảo SCMP

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ