Não người giống như đèn giao thông, chuyển màu liên tục và đây là cách để bạn điều khiển nó

    Lưu An,  

    Khi có động lực ở phía trước, não chúng ta giống như một chiếc đèn hiệu giao thông, chuyển trạng thái liên tục. Và đây là cách để bạn điều khiển nó!

    Hầu hết chúng ta đều cho rằng, ta đang kiên nhẫn chờ đợi những thứ mà mình muốn. Nhưng trên thực tế, bạn luôn mất bình tĩnh hơn so với những gì bạn vẫn nghĩ. Không phải lúc nào bạn cũng có được thứ mình muốn ngay lập tức. Đó mới là cuộc sống!

    Tuy nhiên, một tin vui là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tính kiên nhẫn của mình. Nhưng để làm được điều này, bạn phải hiểu nguồn gốc của sự mất bình tĩnh đến từ đâu.

    Những bộ não “đèn hiệu giao thông”

    Não có 2 chức năng hoạt động song song giúp con người đạt được mục tiêu của mình. Một chức năng có tên là “go system” (chức năng tiến lên) bao gồm các cấu trúc nằm sâu trong não, kết nối các mục tiêu của bạn, truyền cho bạn năng lượng và khả năng tập trung vào các thông tin để đạt được mục tiêu.

    Hệ thống này luôn làm việc cực kỳ hiệu quả, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng khá “thờ ơ” với những mục tiêu mà bạn không còn muốn theo đuổi nữa.

    Khi điều này xảy ra, chức năng thứ 2 của não sẽ hoạt động. Nó sẽ phân tích các hành động khiến bạn cảm thấy ức chế và khó chịu. Chức năng này còn được gọi là “stop system” (chức năng dừng lại) khiến cho bạn hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này thường được gây ra do căng thẳng, dùng ma túy, rượu hoặc bị lạm dụng.

    Khi bạn mất bình tĩnh trong việc thực hiện mục tiêu, “chức năng tiến lên” sẽ thôi thúc bạn làm mọi việc có thể và “chức năng dừng lại” không thể cản bước bạn. Vấn đề ở đây là dù bạn thành công trong việc đạt được mục tiêu, bạn luôn cảm thấy khó chịu khi mất bình tĩnh và bạn không hài lòng với mục tiêu mà mình đạt được. Vậy làm thế nào để cải thiện điều này?

    1. Tự tạo ra khoảng cách giữa mục tiêu và hiện thực

    “Chức năng tiến lên” tập trung vào các mục tiêu mà não bộ đánh giá bạn có thể đạt được. Mục tiêu càng cách xa, bạn càng ít có động lực để thực hiện. Do vậy, nếu bạn có thể tự tạo ra khoảng cách giữa bản thân và mục tiêu, bạn sẽ giảm được nguồn năng lượng mà não bộ phải tập trung cho mục tiêu này.

    Có rất nhiều cách để bạn tạo ra khoảng cách giữa mục tiêu và hiện thực, chẳng hạn như khoảng cách về địa lý hay vấn đề sức khỏe. Tất nhiên, con người vẫn luôn bị cám dỗ và khao khát chinh phục các mục tiêu. Điều này đặt áp lực rất lớn lên hoạt động của não bộ và khiến bạn mất bình tĩnh. Bạn càng nghĩ về mục tiêu bao nhiêu, càng khao khát và khiến bạn mất bình tĩnh bấy nhiêu.

    Tuy nhiên, bạn cũng không cần cố gắng trở thành một “thầy tu khổ hạnh” tránh xa mọi cám dỗ. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những cám dỗ theo một chiều hướng khác. Nếu bạn đang khao khát mua một chiếc ô tô mới nhưng lại không đủ khả năng sở hữu nó vào lúc này, đừng ám ảnh bởi những đường nét tinh xảo trên thân xe hay động cơ. Bạn vẫn có thể nghĩ về chiếc xe, nhưng hãy coi đó như một loại động cơ hay một phương tiện di chuyển cá nhân. Khi đó, não bộ của bạn sẽ tập trung vào những mục tiêu khác thiết thực hơn.

    2. Phân tán sự tập trung

    Để giúp bạn đạt được mục tiêu, “chức năng tiến lên” sẽ luôn hướng bạn tập trung vào một mục tiêu duy nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là lý do khiến bạn mất bình tĩnh. Tất cả mọi thứ xung quanh không còn quan trọng khi bạn phải gấp rút hoàn thành mục tiêu của mình. Điều này có nghĩa là nếu não bộ của bạn phải tập trung vào nhiều mục tiêu khác nhau, bạn sẽ không bị mất bình tĩnh nữa.

    Hãy thử tìm những thứ khác mà bạn đam mê và đắm mình vào đó. Khi bạn theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc, bạn sẽ không còn cảm thấy mình phải gấp gáp đạt được mục tiêu nào đó.

    3. Gọi điện cho người thân

    Sẽ rất khó để bạn có thể tự giải tán sự tập trung cao độ của mình bởi não bộ hoạt động theo chu kỳ và đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ lại nghĩ về mục tiêu mà mình đang khao khát theo đuổi. Não tự tạo ra các vòng luẩn quẩn khiến bạn phải bám chặt vào mục tiêu và rất khó để từ bỏ.

    Trong trường hợp này, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của một người khác. Con người là một sinh vật xã hội. Chúng ta được sinh ra để kết nối sự chú ý tới những người xung quanh và chia sẻ các mục tiêu. Khi bạn trò truyện với một người khác (bố mẹ, anh chị em hay bạn bè), sự tương tác sẽ khiến bạn điều chỉnh được suy nghĩ cũng như các mục tiêu của mình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ