NASA vừa công bố phát hiện lịch sử: 1284 hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, 9 trong đó có thể có sự sống

    Dink,  

    Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ vừa tuyên bố tìm được số lượng lớn hành tinh quay quanh một Sao lớn/Mặt Trời khác được cho là giống với Trái Đất.

    Trong đợt tìm kiếm này, số lượng hành tinh như vậy phát hiện được gấp đôi số hành tinh mà kính viễn vọng Kepler tìm được trước đây, lên đến 1284.

    Giờ đây NASA tin rằng mỗi ngôi sao trong vũ trụ đều có ít nhất một hành tinh quay quanh nó.

    Trong số những hành tinh tìm được, có gần 550 hành tinh tồn tại nhiều vùng đất đá, có khả năng cho sự sống tồn tại, cũng giống như Trái Đất của chúng ta vậy. 9 trong tổng số 1284 hành tinh này xoay quanh Mặt trời của chúng ở khoảng cách vừa đủ cho nước tồn tại ở dạng lỏng - điều kiện tiên quyết của sự sống.

    Trước đây, chúng ta vẫn tin rằng những ngôi sao ngoài kia chỉ nằm đơn lẻ. So với những khám phá hiện tại, tỉ lệ để có một hành tinh giống với Trái Đất đã cao hơn rất nhiều.

     Hình ảnh CGI của kính thiên văn Kepler

    Hình ảnh CGI của kính thiên văn Kepler

    Thông tin đến từ những nhà thiên văn học nghiên cứu dữ liệu gửi về từ kính thiên văn Kepler.

    Một phát ngôn viên của NASA nói: “Khi chúng tôi phóng Kepler vào không gian hồi tháng 3 năm 2009, các nhà khoa học không nghĩ rằng có nhiều hành tinh đến thế bên ngoài Hệ Mặt Trời này”.

    "Nhờ những phát hiện cực kì quý báu của kính thiên văn Kepler, các nhà thiên văn học tin chắc rằng với mỗi một ngôi sao trên trời, ít nhất sẽ có một hành tinh quay quanh chúng".

     Chưa bao giờ chúng ta phát hiện được nhiều hành tinh được xác nhận đến như thế. Ngoài ra, còn 1327 ứng viên khác cần được nghiên cứu kỹ hơn để xác định chúng có thực sự là hành tinh không.

    Chưa bao giờ chúng ta phát hiện được nhiều hành tinh được xác nhận đến như thế. Ngoài ra, còn 1327 ứng viên khác cần được nghiên cứu kỹ hơn để xác định chúng có thực sự là "hành tinh" không.

    Kepler hoàn thành sứ mệnh chính của mình vào năm 2012, và tiếp tục thu thập thông tin thêm trong 1 năm kéo dài nhiệm vụ.

    Năm 2014, tàu thăm dò K2 mở đầu một nhiệm vụ mới.

    K2 tiếp tục tìm kiếm những hành tinh quay quanh các vì sao khác, mang đến cho chúng ta những cơ hội nghiên cứu mới về những ngôi sao còn trẻ, những siêu tân tinh hay những sự kiện thiên văn lớn khác.

    Với việc NASA đưa ra một tuyên bố lớn về công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, mọi người đã rất hy vọng vào việc có một bằng chứng xác thực về một hành tinh có thể định cư được, đi đôi với những bằng chứng chứng minh cho giả thuyết về người ngoài hành tinh đã và đang viếng thăm chúng ta.

    Trưởng dự án nghiên cứu Ellen Stofan đã nói tới việc những dấu hiệu khả quan về “sự sống ngoài Trái Đất” sẽ xuất hiện trong vòng 10 năm tới.

    Với phát ngôn đó, người ta vẫn trông đợi vào việc kính thiên văn Kepler tìm ra được những hành tinh ngoài hệ mặt trời có khả năng tồn tại sự sống. Và đúng như kì vọng, Kepler đã tìm ra được hơn 1000 hành tinh như vậy và vẫn còn nhiều nữa.

    Tháng 7 vừa rồi xuất hiện một khám phá cực kì khả quan, NASA mô tả đó như là “đàn anh của Trái Đất, to lớn và già cỗi hơn”, nó được gọi là Kepler-452b và sau này được đặt tên là Trái Đất Thứ 2 (Earth 2).

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ