Flappy Bird bị xóa, Google được lợi?

    PV,  

    Flappy Bird quan trọng đối với mảng kinh doanh quảng cáo điện thoại của Google, và rằng trong cuộc đua của “Con chim ngu” thì ông lớn tìm kiếm mới là người thắng cuộc.

    Nói là làm, Hà Đông đã xóa sổ Flappy Bird khỏi iOS App Store và Android Google Play đúng như những gì anh đã tuyên bố trên Twitter.

    Người dùng cũng không thể down được Flappy Bird nguyên bản trên Google Play.

    Người dùng cũng không thể down được Flappy Bird nguyên bản trên Google Play.

    Không còn kết quả trả về của Flappy Bird, đồng nghĩa với việc Flappy Bird không còn ở vị trí số 1 trên kho ứng dụng App Store.

    Không còn kết quả trả về của Flappy Bird, đồng nghĩa với việc Flappy Bird không còn ở vị trí số 1 trên kho ứng dụng App Store.

    "Tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả người dùng Flappy Bird, tôi sẽ gỡ Flappy Bird xuống trong vòng 22 giờ. Tôi không thể chịu nổi nữa rồi". "Việc này không liên quan đến các vấn đề pháp lý. Tôi chỉ không thể giữ nó được nữa."

    "Tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả người dùng Flappy Bird, tôi sẽ gỡ Flappy Bird xuống trong vòng 22 giờ. Tôi không thể chịu nổi nữa rồi". "Việc này không liên quan đến các vấn đề pháp lý. Tôi chỉ không thể giữ nó được nữa."

    Có lẽ câu chuyện về “hội chứng Flappy Bird” sẽ còn kéo dài trong vài tuần tới khi các nhà phát triển game tìm tòi yếu tố làm nên thành công của trò chơi, giới phân tích mày mò xem điều gì đột nhiên làm một game đã ra đời lâu trước đó vọt lên ngôi đầu trên bảng xếp hạng, còn người chơi thì tự hỏi chuyện gì đã xảy ra để Hà Đông xóa sổ “con đẻ” của mình như vậy.

    Nhưng có một điều rõ ràng là Flappy Bird đã thu bộn tiền. Nó như “ánh sao vụt sáng” trong làng game thế giới, biến một nhà phát triển độc lập thành anh hùng, từ đó gợi hy vọng cho những nhà viết game tương tự tin tưởng rằng một ngày họ cũng sẽ “bỗng dưng nổi tiếng”.

    Kể cả không nổi được như Hà Đông, họ cũng bỏ túi được ít nhiều tiền quảng cáo từ làn sóng game ăn theo.

    Không khó để tìm thấy những game ăn theo hay đặt tên giống Flappy Bird trên kho Google Play.

    Không khó để tìm thấy những game ăn theo hay đặt tên giống Flappy Bird trên kho Google Play.

    Google từ chối công bố tỷ lệ ăn chia đối với dịch vụ quảng cáo trên điện thoại AdSense, nhưng với quảng cáo trên dịch vụ tìm kiếm thì nhà phát hành ăn lời 68% nội dung và 51% lượt tìm kiếm, nên có lẽ tỷ lệ này cũng gần tương tự đối với điện thoại.

    Vậy nên sẽ không sai nếu nói Google đã kiếm được gần như bằng số tiền Hà Đông bỏ túi từ Flappy Bird. Trong dài hạn, thậm chí Google sẽ hốt về nhiều hơn.

    Flappy Bird đã mở đầu trào lưu nhái game điện thoại trên mọi nền tảng. Các nhà phát triển học tập công thức Hà Đông đã áp dụng trong trò chơi, thậm chí nhiều người còn đặt tên game giống sản phẩm anh.

    Đương nhiên, họ cũng bắt chước anh quảng cáo banner trên game. Với những game nhái như thế này, đương nhiên doanh thu không thể đạt đến con số triệu USD (và vài trong số đó còn chẳng cả đạt tới chục nghìn USD), nhưng Google vẫn sẽ xơ múi phần nào từ quảng cáo của họ.

    Gộp các game “na ná” này lại, thu nhập chảy vào tay doanh nghiệp trụ sở Mountain View là không hề nhỏ.

    Quan trọng hơn, Flappy Bird đã vẽ nên viễn cảnh một nhà phát triển độc lập cũng có thể giàu trong nháy mắt nhờ quảng cáo banner, từ đó kéo theo một thế hệ người viết game cho ra những sản phẩm nhanh, dễ chơi và dùng quảng cáo trong game để kiếm lợi.

    Google chẳng quan tâm họ có nổi tiếng hay không, chỉ biết kho Google không thiếu dung lượng cho những trò chơi như thế này, điều này sẽ mang tới số khách hàng không tồi cho ông lớn tìm kiếm.

    Trong khi các nhà viết game vẫn ôm giấc mơ đổi đời, Google sẽ bòn rút từ thành quả của họ, sẽ ăn theo từng bước tăng trưởng trên bảng xếp hạng của họ và thảnh thơi gửi đống tiền quảng cáo vào ngân hàng.

    Có thể Flappy Bird đã bị gỡ, nhưng công việc thu lợi mới chỉ bắt đầu.

    Theo Forbes
    Bizlive.vn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày