Không chỉ tạo ra cơn bão mới, nó còn có thể tái tạo những cơn bão trong lịch sử.
Hiểu hơn về các cơn bão giúp con người dễ dàng kiểm soát được hậu quả gây ra bởi chúng. Nhưng nghiên cứu về bão là một vấn đề khó khăn. Chẳng ai mong chờ và kiểm soát nổi một cơn bão xảy ra ngoài đời thực để nghiên cứu kĩ càng về nó.
Đó là lí do tại sao Đại học Miami, Hoa Kỳ đã hào phóng chi tới 45 triệu USD để xây dựng một phòng thí nghiệm, nơi mà các cơn bão mạnh tới cấp 5 có thể được tạo ra bên trong đó.
Bên trong căn phòng này, những cơn bão mạnh tới cấp 5 có thể được tạo ra
Tên phòng thí nghiệm là SUSTAIN, viết tắt từ “SUrge STructure Atmosphere Interaction”, tạm dịch là “Sự tương tác đột biến cấu trúc khí quyển”. Bên trong nó có một bể trong suốt dài 23 mét với thể tích 114.000 lít. Bên cạnh đó là một động cơ tạo gió 1.700 mã lực, máy tạo sóng 12 paddle và một hệ 37 cảm biến hiện đại. Tất cả có thể tạo ra và theo dõi những điều kiện thời tiết giống hệt một cơn bão.
“Chúng tôi có thể tạo ra điều kiện tương đương cơn bão với sức gió hơn 200 dặm mỗi giờ”, Brian Haus, giám đốc phòng phòng thí nghiệm đồng thời là một nhà hải dương học cho biết. “Đó là một cơn bão cấp 5 trên bảng xếp hạng”.
Chiếc bể này có thể chứa hơn 100 mét khối nước
Một tính năng tuyệt vời khác, SUSTAIN không chỉ tạo ra cơn bão mới, nó còn có thể tái tạo những cơn bão đã từng xảy ra trong lịch sử. Chỉ cần các dữ liệu được mã hóa, các nhà khoa học sẽ có cơ hội nghiên cứu lại những mô hình sóng và gió bão đã tiêu tan từ lâu.
Bằng cách so sánh sự khác nhau giữa các cơn bão, đội ngũ nghiên cứu của SUSTAIN cuối cùng có thể tư vấn cho chính phủ và các cơ quan chức năng. Họ sẽ biết được đâu là cách tốt nhất để ứng phó với hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm này.
Kiểm tra sự kiên cố của một mô hình tòa nhà trong bão
Không chỉ có vậy, một phòng thí nghiệm tạo bão còn cho phép các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều vấn đề tinh tế của môi trường, thứ mà họ không thể thực hiện ở quy mô đời thực. Ví dụ: kiểm tra sự kiên cố của một mô hình tòa nhà, các hiệu ứng của nước biển và không khí, con đường di chuyển của khí CO2 từ đại dương vào đất liền…
Kết quả của tất cả những nghiên cứu này có thể đem lại những bằng chứng vô giá. Nó cho phép con người hiểu rõ hơn về hệ thống bão đang hoạt động trên hành tinh của mình.
“Chúng tôi thực sự muốn hiểu những gì sẽ xảy ra khi khí quyển và đại dương gặp gỡ nhau trong một cơn bão mạnh”, Haus cho biết trong một phỏng vấn. “Bên cạnh đó là làm thế nào các lực gây ra bởi gió và sóng tác động đến bờ biển và cộng đồng dân cư trong khu vực”.
Đến thăm phòng thí nghiệm tạo bão thuộc Đại học Miami
Cũng phải nói rằng chính Đại học Miami cũng nằm trên một khu vịnh thường xuyên có bão. Phòng thí nghiệm được xây dựng không có nghĩa là các nhà khoa học sẽ dành suốt thời gian của mình ở trong đó. Cụ thể một dự định gần đây, nhóm nghiên cứu sẽ thả 1.000 thiết bị nổi để hiểu về cách dòng biển hoạt động. Qua đó, họ sẽ biết cách xử lý một sự cố tràn dầu nếu chúng xảy ra.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời