Với chính sách phù hợp, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút các tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động như Intel, Samsung, Panasonic, Canon, LG, Foxconn…
- Một thi thể trẻ sơ sinh được tìm thấy trong thùng rác WC nữ tại nhà kho Amazon: Tiết lộ khủng khiếp về một môi trường làm việc ác mộng hay chỉ là tình huống cá biệt?
- CEO Nhậm Chính Phi lần đầu tiết lộ: ‘Công chúa’ Huawei không phải người kế vị, tập đoàn sẽ chống lại lệnh cấm của Mỹ bằng công nghệ riêng chứ không ‘yếu đuối’ như ZTE
- Foxconn cắt giảm 50.000 lao động hợp đồng tại nhà máy lắp ráp iPhone
Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2018, công nghiệp phần cứng, điện tử, sản xuất thiết bị viễn thông là thành phần chủ lực của ngành công nghiệp ICT Việt Nam với doanh thu ước đạt 88 tỷ USD, tăng trưởng 7,8% so với năm 2017.
Nhà máy Samsung Bắc Ninh. Ảnh Internet
Công nghiệp phần cứng, điện tử là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp CNTT Việt Nam.
Với nhiều chính sách phù hợp, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút các tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới đầu tư lớn vào Việt Nam và hiện đang tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, điển hình là Intel, Samsung, Panasonic, Canon, LG, Foxconn…
Các doanh nghiệp trong ngành đã xuất khẩu tới 50 nước trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là linh kiện, thiết bị phần cứng, điện tử, máy tính, viễn thông.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, hiện nay ngành công nghiệp CNTT thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đó là xu hướng phát triển các công nghệ mới như xu thế kết nối vạn vật IoT, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, phát triển các dịch vụ CNTT và dịch vụ trên nền CNTT, dịch vụ hóa các sản phẩm phần mềm, phát triển các sản phẩm nguồn mở hoặc dựa trên nền chuẩn mở.
Sự phân chia lao động toàn cầu cũng đang diễn ra ngày càng rõ rệt, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các tập đoàn đa quốc gia đang đẩy mạnh việc thuê ngoài các dịch vụ CNTT và thuê ngoài quy trình nghiệp vụ sang các nước đang phát triển có tiềm năng về công nghiệp CNTT. Điều này đã tạo cơ hội mới cho các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo quan điểm của giới công nghệ, từ bài học kinh nghiệm thành công của các quốc gia, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam nên đầu tư vào các doanh nghiệp mũi nhọn, tập trung nguồn lực mạnh mẽ vào các lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam. Điều này giúp các công ty mũi nhọn đủ tiềm lực cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Cùng đó, cần phân định rõ hơn chức năng quản lý nhà nước ngành công nghiệp điện tử, tổ chức phối hợp tốt hơn với các Bộ, ngành để thực thi một cách có hiệu quả. Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện tử - viễn thông Việt Nam gắn liền với chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử - viễn thông của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó hỗ trợ hình thành 5-7 tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn có vai trò dẫn dắt công nghệ và thị trường hàng đầu của quốc gia và khu vực.
Việt Nam cần hoàn thiện môi trường pháp lý và huy động nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển công nghiệp điện tử. Với sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội trong xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần phải tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các chính sách cho phù hợp với thực tiễn phát triển.
Ví dụ, chính sách ưu đãi đầu tư gắn liền với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao của các dự án đầu tư FDI, chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp ICT, công nghiệp 4.0...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4