Ngoài IQ, EQ cũng là một yếu tố quan trọng để xác định mức độ thành công của một người.
1. Không có công việc nào ổn định cả
Thú thật, chẳng có công việc nào ổn định mãi mãi cả, dù làm việc ở một nơi từ khi ra trường tới khi nghỉ hưu, công việc chắc chắn sẽ trải qua những lúc công ty gặp khó khăn, thị trường thử thách, bản thân cảm thấy không còn muốn gắn bó với đồng nghiệp nữa... Từng ấy cảm xúc thôi cũng có thể nói rõ ra công việc nào cũng sẽ có lúc thăng lúc trầm, có những lúc thực sự muốn "rời đi", thậm chí nộp đơn xin nghỉ việc để đi theo tư duy công việc đã vạch sẵn.
Thống nhất tư duy công việc, ổn định năng lực làm việc, bạn chắc chắn không sợ thất nghiệp cũng chẳng sợ không lo được cuộc sống cá nhân. Với lí tưởng như vậy, sự nghiệp chắc chắn "nở hoa", không bị mai một nhờ có sự tự giác, ý chí tự học hỏi, dám bước ra khỏi vùng an toàn, tiếp nhận thử thách. Học tập thường xuyên sẽ giúp bạn thích ứng với xã hội đang ngày càng hiện đại hóa.
2. Thử thách bản thân với những dự án lớn
Ở trong môi trường văn phòng, chẳng thiếu gì những việc nhỏ không tên. Nếu thường xuyên chỉ làm những việc như vậy, sự nghiệp của bạn mãi mãi dậm chân tại chỗ vì chẳng bao giờ dám "bơi xa bờ". Bạn chấp nhận làm những việc nhỏ do thói quen hoặc vì không muốn chịu áp lực mới nhưng cả đời bạn sẽ chẳng dám bước ra khỏi vùng an toàn.
"Cái bẫy" này thậm chí sẽ trói chân bạn nếu bạn không học cách chủ động thách thức bản thân với những công việc lớn hơn và nỗ lực không ngừng trong những vai trò mới. Việc bản thân phát triển mới khó thực hiện chứ làm mãi một công việc, chẳng phải ai cũng có thể làm được hay sao?
3. Kỉ luật tạo nên trái ngọt
Đi làm thuê chính là một hình thức để rèn giũa tính kỉ luật của bản thân vì khi có người giám sát, chỉ đạo, bạn sẽ học thêm được nhiều bài học kinh nghiệm từ những người đi trước, không chỉ bồi dưỡng thêm về chuyên môn mà năng lực cũng được cải thiện.
Ngay cả việc tuân theo những lời đề nghị làm việc của cấp trên, bạn cũng sẽ gặt hái được hiệu quả cao trong công việc. Còn nếu cố ý chống đối với sếp, bạn sẽ chẳng thể tập trung vào công việc mình đang làm. Bạn nên biết, phải trải qua như thế nào, năng lực ra sao, những người lãnh đạo mới có thể "ngồi được vị trí không ai phải cũng ngồi được".
4. Phải chứng minh năng lực của bạn cho người khác biết
Người có EQ cao sẽ không chịu "ngồi yên chịu trận" mà vừa chăm chỉ làm việc vừa muốn chứng minh cho người khác biết kết quả làm việc của mình. Quá trình bạn làm việc ra sao cũng không chứng minh được nhiều bằng kết quả làm việc mà sếp bạn nhìn thấy. Vì vậy, thể hiện một cách tích cực về những gì mình làm tại văn phòng sẽ giúp mọi người có cái nhìn khác hơn về bạn cũng như là động lực thúc đẩy cá nhân bạn.
5. Không ngại mắc sai lầm và sửa sai
Nhiều người chăm chỉ, làm tốt công việc nhưng không muốn thể hiện những gì mình làm vì sợ bị chê, bị khiển trách. Tuy nhiên, những lời góp ý như vậy sẽ giúp bạn sớm nhận ra những gì bản thân chưa hoàn thiện trong công việc. Ngại "mất thể diện" một chút nhưng công việc tiến triển, năng lực của bạn cũng sẽ tốt hơn.
Nếu cho rằng những lời góp ý công việc giống như những lời "dìm" mình xuống hay cho rằng bản thân không thể "cất" cái tôi đi thì bạn khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Bởi không phải ai sinh ra cũng thông minh, cũng thành thạo mọi kĩ năng trong công việc. Chắc chắn phải có những lúc thăng lúc trầm mới giúp bạn mới nhận ra bản thân đã nỗ lực đến thế nào cho một tương lai tươi sáng hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín