Người dùng Trung Quốc tức giận trước cảnh loạt quản lý Samsung quỳ lạy các đối tác bán lẻ điện thoại
Người Trung Quốc cho rằng hành động quỳ gối của Samsung không những không có vẻ gì là tỏ ra biết ơn mà trái lại còn thể hiện sự thiếu tôn trọng văn hóa bản địa của họ.
Samsung có vẻ như đang có một khoảng thời gian khó khăn tại Trung Quốc khi người dùng nước này dần đánh mất lòng trung thành đối với thương hiệu sau vụ việc Note7.
Hãng điện thoại Hàn Quốc mới đây đã thông báo một đợt thu hồi Note7 muộn tại Trung Quốc, nhiều tuần sau khi đã ngừng bán tại Mỹ. Chính điều này đã làm dấy lên làn sóng anti cho rằng Samsung đang phân biệt đối xử thị trường Trung Quốc. Ngày 29/10, Samsung cuối cùng cũng phải tổ chức một sự kiện tại Thạch Gia Trang, Hồ Bắc cho các phân phối điện thoại nước này. Để nói lời cảm ơn với các đối tác phân phối vẫn luôn ủng hộ thương hiệu Samsung, khoảng 20 lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc của tập đoàn này đã quỳ xuống sân khấu để bày tỏ sự biết ơn.
Cảnh các quản lý Samsung quỳ lạy được đăng tải trên Weibo
Tuy nhiên, hành động này lại không được người dân Trung Quốc đón nhận.
Một người dùng Weibo (khẳng định đã mua phải một chiếc Note7 phát nổ) đã đăng tải bức ảnh hàng chục lãnh đạo Samsung quỳ gối trước các đối tác bán lẻ. Cư dân mạng Trung Quốc đã tỏ ra rất tức giận về điều này. Họ cho rằng hành động quỳ gối thể hiện sự thiếu tôn trọng của Samsung đối với văn hóa Trung Quốc.
Một người khác viết trên Weibo: “Giờ thì chúng tôi có thể chính thức nói lời từ biệt với Samsung. Chúng tôi chỉ cúi đầu trước bố mẹ, thầy cô, tổ tiên, những bậc anh hùng hay liệt sỹ, vậy thì hành động quỳ gối của Samsung ở đây là gì? Tôi không thể chấp nhận được chuyện này.”
Tại Trung Quốc, quỳ gối được coi là một nghi lễ cổ xưa gắn liền với triều đại phong kiến. Người Hoa chỉ quỳ gối trước thần phật để bày tỏ sự biết ơn hay cầu mong có được những điều tốt đẹp. Đôi khi, họ cũng quỳ gối trước cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan để bày tỏ lòng biết ơn công dưỡng dục. Những trường hợp quỳ gối khác là khi họ rơi vào cảnh tuyệt vọng, khi có ai đó chĩa súng vào người hoặc khi van xin lòng từ bi của người khác (khi đi ăn xin).
Hơn nữa, đối với Samsung, vụ việc Note7 cũng hoàn toàn do bên công ty tại Hàn Quốc chịu trách nhiệm về sự cố gây nổ chứ không hề liên quan gì đến các quản lý tại Trung Quốc. Cư dân mạng nước này bàn tán rằng: “Họ khẳng định là một công ty toàn cầu nhưng lại các cấp lãnh đạo lại chẳng hề quan tâm gì đến những khác biệt văn hóa là sao?”.
Thông cáo chính thức của Samsung cho truyền thông Trung Quốc có nói rằng việc các nhân viên cấp cao quỳ gối không phải do họ bị lãnh đạo ở trên yêu cầu vậy.
“Theo chúng tôi được biết, ngay cả sau vụ việc Note7, nhiều đối tác phân phối vẫn tiếp tục ủng hộ thương hiệu Samsung và đặt rất nhiều đơn hàng mới ngay tại sự kiện này. Điều đó khiến các quản lý của chúng tôi hết sức cảm động, và theo tập tục, họ tự động quỳ gối để bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà bán lẻ. Các quản lý người Trung Quốc của chúng tôi cũng rất cảm kích nên đồng loạt quỳ gối theo.”
Sự cố Note7 đã thổi bay 2,3 tỷ USD lợi nhuận của Samsung trong quý 3/2016. Công ty không hoàn toàn sống phụ thuộc cả vào mảng smartphone nhưng vẫn hy vọng có thể sớm phục hồi mảng kinh doanh này, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín