Người ta đã tạo nên cảnh phim hay nhất của Quicksilver trong X-Men: Apocalypse như thế nào

    NPQM,  

    Hãy cùng theo dõi và cảm nhận sự tiên tiến của kỹ thuật công nghệ trong việc hỗ trợ con người thỏa mãn nhu cầu giải trí cần thiết trong cuộc sống của mình.

    Chắc chắn hầu hết những fan hâm mộ thể loại phim siêu anh hùng nói chung và Marvel nói riêng, sau khi chiêm ngưỡng và cảm nhận sức hấp dẫn của X-men: Apocalypse, đều có chung một quan điểm rằng tâm điểm của bộ phim dĩ nhiên sẽ thuộc về chàng “siêu nhân bạc” Quicksilver. Với mái tóc bồng bềnh ánh kim cùng năng lực tốc độ không tưởng, nhân vật này thậm chí còn để lại dấu ấn đặc biệt sâu sắc trong lòng người xem vào phần trước đó – Days of Future Past – mặc dù chỉ xuất hiện ở một phân đoạn ngắn trong phim.

    Trong X-men: Days of Future Past, Quicksilver đã thể hiện sự “bá đạo” của mình trong cảnh phim cứu Magneto (Michael Fassbender thủ vai) thời trẻ ra khỏi một hầm ngục kiên cố, vững chắc được thiết kế đặc biệt ở phía dưới Lầu Năm Góc đến nỗi Magneto, một người đột biến với năng lực nguy hiểm đáng nể cũng không thể tự xoay xở được. Nét độc đáo ở đây chính là những phân cảnh chuyển động chậm (slow motion), tạo nên điểm nhấn kinh điểm cho bộ phim.

    Còn với lần ra mắt gần nhất, Quicksilver lại càng có cơ hội tung hoành thể hiện bản lĩnh ngày một ấn tượng hơn với chuỗi cảnh slow motion trên nền nhạc rock mạnh mẽ “Sweet dreams are made of these”, khi anh ra tay cứu mạng toàn bộ học viên của giáo sư Xavier khỏi tác động khủng khiếp của một vụ nổ tại trường học dành cho người đột biến.

    Vậy làm cách nào những khung cảnh hoành tráng ấy được dựng nên?

    Thứ sáu trước, hãng sản xuất phim 20th Century Fox đã tung một video lên YouTube, xóa tan mọi thắc mắc của fan về vấn đề trên.

    Về cơ bản, một chiếc camera Phantom tốc độ cao với khả năng 3000 khung hình/giây – một con số thực sự ấn tượng so với tiêu chuẩn thông thường – được sử dụng như cánh tay phải đắc lực cho các nhà làm phim.

    “Để mọi thứ vận hành ăn khớp, trơn tru với nhau và tạo nên một góc nhìn, trải nghiệm chân thực nhất, diễn biến trong một cái chớp mắt ngoài thực tế sẽ được kéo dài tương đương 15 giây,” diễn viên đóng thế Charles William Shults cho biết.

    Chia sẻ thêm bởi Shults, chiếc camera chuyên dụng trên phải di chuyển với tốc độ 90 mph, tạo điều kiện thuận lợi nhất để căn thời điểm chính xác đến từng mili giây.

    Hơn nữa, một trong những thách thức đặt ra cho ê-kíp là đảm bảo cảnh quay Quicksilver tung mọi người lên không trung phải trông thật chân thực, đồng thời khoảng cách tiếp đất không được xa nhau quá. Tất nhiên một tấm vải bạt dành riêng cho khu “hạ cánh” đã được tạo dựng sẵn trong quá trình quay.

    Ngoài ra, theo một phỏng vấn mới nhất với thời báo Empire, đạo diễn Bryan Singer tiết lộ rằng cảnh phim kéo dài chỉ có vỏn vẹn 3 phút này đã mất tới một tháng rưỡi cống hiến và làm việc của đội ngũ trên phim trường thực tế.

    “Evan Peters, diễn viên thủ vai Quicksilver đã phải làm việc hết công suất, hơn bất kỳ diễn viên nào khác trong bộ phim để thu được thành công rực rỡ cho hình tượng nhân vật của mình,” Singer thổ lộ.

    Tham khảo: TechInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày