Nguồn gốc nghiệt ngã của Hunger Games: Một cơn say tạo ra tất cả

    Mạn Ni,  

    Ballad of Songbirds and Snakes được phát hành tròn một thập kỷ sau bộ ba Hunger Games bản gốc, đưa người hâm mộ trở lại thời điểm 64 năm trước khi các sự kiện của cuốn sách đầu tiên diễn ra.

    Nội dung Ballad of Songbirds and Snakes xoay quanh cuộc đời của chàng thanh niên Coriolanus Snow, lớn lên ở Panem thời Hậu chiến. Được kể từ góc nhìn của Snow, câu chuyện chủ yếu liên quan đến sự phát triển của các trò chơi - từ trận đấu chiến đẫm máu đến cảnh tượng tráng lệ, đồng thời làm sáng tỏ khởi nguồn đầy bi kịch của chúng.

    Người kéo Coriolanus vào vòng xoáy đẫm máu này là Hiệu trưởng Casca Highbottom của ngôi trường nơi anh ta học và cũng là người tạo ra Hunger Games.

    Ôm mối thù sâu sắc với Snow, Highbottom công khai tuyên bố sẽ hủy hoại cuộc sống của vị tổng thống tương lai. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi Highbottom cho Snow cơ hội giành chiến thắng trong các trò chơi, thậm chí đưa cậu vào đấu trường với hy vọng giết được cậu.

    Nguồn gốc nghiệt ngã của Hunger Games: Một cơn say tạo ra tất cả - Ảnh 1.

    Sau này, Coriolanus biết rằng nỗi hận của Casca bắt nguồn từ duyên nợ giữa vị hiệu trưởng này và cha mình, Crassus. Hai người họ đã từng thân nhau như anh em cho tới năm cuối đại học, khi họ người được giáo viên của mình Tiến sĩ Volumnia Gaul giao cho thực hiện một nhiệm vụ. Là kẻ độc ác và điên loạn từ trong suy nghĩ, Gaul khi đó đã đưa ra đề bài rằng: đưa ra "hình phạt dành cho kẻ thù, khắc nghiệt tới mức họ sẽ không bao giờ được phép quên những điều đã làm với bạn".

    Casca bàng hoàng trước ý tưởng này, nhưng cũng xem nó như một câu đố. Rốt cuộc, mọi hình phạt đối với một cá nhân đều bị lãng quên sau khi họ chết. Một hình phạt không bao giờ có thể quên được thì phải mang tính tập thể. Giải pháp của ông là Hunger Games - được tạo ra để gieo rắc nỗi sợ hãi tập thể cho xã hội.

    Mỗi đứa trẻ, trong suốt 7 năm cuộc đời, đều có nỗi sợ bị bắt đi và giam cầm trong Điện Capitol và rồi bị xử tử. Chúng có một cơ hội sống sót. Nhưng điều này, như chính Snow đã giải thích trong phần phim đầu tiên, chỉ tồn tại để tạo ra chút hy vọng mong manh, "thêm mắm dặm muối" cho nỗi sợ hãi bao trùm. Casca đã phát triển hệ thống này như một lời nhắc nhở liên tục cho những thế hệ tiếp theo nếu muốn khởi xướng cuộc nổi dậy của các Quận.

    Ngay cả khi đó là ý tưởng của mình, thì Casca cũng hiểu rằng Hunger Games quá quái dị để đưa vào triển khai. Thậm chí, anh ta còn không dám viết nó ra. Thay vào đó, Casca tâm sự với người bạn Crassus của mình. Crassus sau đó đã chuốc say Casca và thúc giục anh tiếp tục sáng tạo ra các quy tắc của Hunger Games. Crassus lập tức ghi lại và hứa hẹn rằng đây sẽ chỉ là trò đùa giữa 2 người, không tiết lộ cho bất kì ai khác.

    Sáng hôm sau, khi thức dậy khỏi cơn say, Casca mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của những gì mình đã làm. Anh ta xé hết các ghi chú của Crassus. Nhưng đã quá muộn. Crassus đã nộp bài cho Tiến sĩ Gaul, với mong muốn đạt điểm thật cao.

    Sự việc này đã cắt đứt tình bạn bền chặt, khiến họ trở thành kẻ thù của nhau, đồng thời là tiền đề cho Hunger Games. Crassus sau này nhập ngũ, trở thành anh hùng rồi hi sinh giữa làn đạn. Gaul đã giữ lại ý tưởng này và công khai nó sau khi chiến tranh kết thúc. Như Coriolanus giải thích nhiều năm sau, ý tưởng này phản ánh quan điểm của bà ta về nhân loại. Bà ta tin rằng ngay cả những đứa trẻ cũng có xu hướng bạo lực và tự hủy hoại từ sâu thẳm trong tâm hồn.

    Casca đã được ghi nhận là người tạo ra Đấu trường sinh tử, được vinh danh, được trao cho thứ quyền lực mà anh ta không hề muốn. Phải chứng kiến hàng trăm trẻ em phải chết trong trò chơi đẫm máu do mình khởi xướng, ông ta đã tìm tới thuốc phiện để quên đi nỗi đau đớn, dằn vặt.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ