Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã ra mắt chiến dịch mang tên “Premium Friday” và sẽ bắt đầu thực hiện vào ngày 24/2.
Tại Nhật Bản mới xuất hiện một từ mới là “karoshi” – tức là chết vì làm việc quá tải, để cảnh tỉnh các công ty nên cho nhân viên của họ kết thúc công việc sớm hơn vào thứ 6 cuối cùng của mỗi tháng.
Trong nỗ lực giải quyết tình trạng làm việc quá tải và thúc đẩy tiêu dùng, chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã ra mắt chiến dịch mang tên “Premium Friday” và sẽ bắt đầu thực hiện vào ngày 24/2.
Mặc dù chưa rõ số lượng công ty sẽ tham gia nhưng Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản với hơn 1.300 doanh nghiệp thành viên hứa sẽ khuyến khích các thành viên của họ tham gia vào chiến dịch lần này.
Có một số vấn đề khó khăn trong nỗ lực thay đổi phong cách làm việc lần này của Nhật Bản là Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp - đơn vị khởi xướng ra ý tưởng này vẫn chưa quyết định xem có để các cán bộ nhân viên của họ tham gia vào chiến dịch này hay không. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hiroshige Seko nói rằng: “Tôi nghiêm khắc nhắc nhở các thư ký của mình không được đặt bất kỳ lịch hẹn nào sau 3 giờ chiều” trong ngày Premium Friday đầu tiên.
Có một mối liên quan rõ ràng giữa thời gian giải trí, nghỉ ngơi và tiêu dùng, theo Toshihiro Nagaham – Kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Daiichi Life. Cụ thể, nếu toàn bộ người lao động ở cả những công ty vừa và nhỏ tham gia vào chiến dịch này, tiêu dùng cá nhân có thể tăng lên 124 tỷ yen (tương đương 1,6 tỷ USD) trong mỗi ngày Premium Friday.
Nó có thể thúc đẩy tiêu dùng cá nhân – hiện chiếm khoảng 60% kinh tế toàn quốc.
Tuy nhiên, Nagahama nói ông lo ngại rằng người lao động tại các công ty nhỏ có thể sẽ khó về sớm hoặc đơn giản phải làm bù vào những ngày khác và điều này giới hạn ảnh hưởng của chiến dịch.
Hiện tại đa số người lao động Nhật Bản chỉ sử dụng một nửa số ngày nghỉ phép chính thức, được hưởng lương. Để giải quyết tình trạng này, Nhật Bản có tới 16 ngày nghỉ lễ chính thống, nhiều hơn cả Mỹ và Pháp cộng lại.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4