Nhìn lại lần ‘vạ miệng’ tai hại của Jack Ma: Ví von ngân hàng Trung Quốc như ‘tiệm cầm đồ’, chê lãnh đạo dùng cách quản lý ga tàu mà đòi vận hành sân bay

    Vũ Anh, Theo Nhịp sống Kinh tế 

    (Tổ Quốc) - Jack Ma từng chê lãnh đạo dùng cách quản lý ga tàu mà đòi vận hành sân bay.

    Tờ Bloomberg mới đây dẫn nguồn tin thân cận cho biết Cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc đang trực tiếp điều tra mối quan hệ giữa Alibaba của Jack Ma và các công ty nhà nước tại đại lục, nhằm xem xét sức ảnh hưởng cũng như phạm vi giao dịch gần đây của đế chế này.

    Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc sau đó cũng ám chỉ Ant Group có liên quan đến vụ bê bối tham nhũng của cựu lãnh đạo Hàng Châu và cáo buộc các công ty tư nhân "trả tiền cao một cách bất hợp lý" cho em trai của vị quan tham này. Thông tin trên khiến tỷ phú Jack Ma, người vốn đang bị giới chức đại lục siết chặt kiểm soát lại càng thêm phần khốn đốn. 

    Thực tế, việc đế chế khổng lồ Alibaba phải trải qua giai đoạn lao dốc nghiêm trọng đang kéo theo rất nhiều sự liên đới của các công ty lớn cùng ngành. Họ bị vạ lây, cũng bởi phát ngôn bị cho là “ngông cuồng’’ trước đây của tỷ phú Jack Ma.

    Nhìn lại lần ‘vạ miệng’ tai hại của Jack Ma: Ví von ngân hàng Trung Quốc như ‘tiệm cầm đồ’, chê lãnh đạo dùng cách quản lý ga tàu mà đòi vận hành sân bay - Ảnh 1.

    Jack Ma

    Ngày hôm đó, Jack Ma đã vượt qua sợi dây ranh giới vô hình vốn phân định cái gì nên và không nên nói ra”, ông Chrisitina Bottrup, một chuyên gia phân tích người Trung Quốc đã bình luận về sai lầm của Jack Ma như vậy. Ông tin rằng chính Ma cũng bất ngờ về cái kết thảm này và nếu biết trước cơ sự như vậy, chắc chắn người đứng đầu tập đoàn Alibaba sẽ không mạo hiểm.

    “Ngày hôm đó” mà ông Boutrup nhắc tới chính là 24/10/2020, ngày Jack Ma có tuyên bố sốc: chỉ trích hệ thống ngân hàng Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Thượng Hải lần thứ 2.

    Trong bài phát biểu, ông chủ Alibaba ví Hiệp định Ngân hàng toàn cầu Basel là "câu lạc bộ của những người già". Ông cũng khẳng định rằng rào cản lớn nhất Trung Quốc đang đối mặt không phải "rủi ro hệ thống" mà là "thiếu hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh". Các ngân hàng Trung Quốc theo đó bị Jack Ma ví như "tiệm cầm đồ", trong khi nỗ lực đổi mới của giới chức đại lục chẳng khác gì “dùng cách quản lý ga tàu để vận hành sân bay”. 

    "Nếu vay 100.000 nhân dân tệ từ ngân hàng, bạn là người lo lắng. Nếu bạn vay 1 triệu nhân dân tệ, cả bạn và ngân hàng đều lo. Nhưng nếu bạn vay 1 tỷ nhân dân tệ, bạn không có gì phải sợ. Ngân hàng mới là người lo thay bạn", Jack Ma ví von.

    Nhìn lại lần ‘vạ miệng’ tai hại của Jack Ma: Ví von ngân hàng Trung Quốc như ‘tiệm cầm đồ’, chê lãnh đạo dùng cách quản lý ga tàu mà đòi vận hành sân bay - Ảnh 2.

    Ant Group

    Theo giới chuyên gia, phát ngôn này đã khiến Jack Ma tự ném mình vào "tâm bão" sau khi thẳng thừng chỉ trích các cơ quan quản lý địa phương. Tencent, ByteDance, JD.com… - những tập đoàn internet khổng lồ tại quốc gia tỉ dân sau đó đã phải “tự kiểm điểm toàn diện” và hợp tác cùng các cơ quan chống độc quyền - một hệ quả đau buồn do có liên quan đến Alibaba. 

    Jack Ma sau đó bị triệu tập đến một cuộc họp kín với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng ông ngay lập tức đối mặt với nhiều quy tắc dự thảo về hoạt động tín dụng cũng như yêu cầu vốn vay chặt chẽ. Thương vụ IPO ở cả Thượng Hải và Hong Kong (Trung Quốc) của Ant sau đó cũng phải đổ bể trong tiếc nuối. 

    “Alibaba và các công ty công nghệ lớn khác tại Trung Quốc phải trải qua cuộc khủng hoảng hiện sinh”, ông Alex Capri thuộc tổ chức Hindrich Foundation ví von. 

    Được biết, “khủng hoảng hiện sinh” là trạng thái một người đang đánh mất niềm tin và luôn tự hỏi liệu sự tồn tại của mình có thực sự ý nghĩa. 

    Theo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ