Nhóm vi khuẩn kháng kháng sinh khiến một phụ nữ Mỹ thiệt mạng tuần trước đang âm thầm lây lan

    zknight,  

    Chính những người khỏe mạnh mới đang góp phần vào việc phân tán những vi khuẩn kháng thuốc?

    Mới đây, báo cáo về trường hợp đặc biệt của một người phụ nữ Mỹ, tử vong vì kháng kháng sinh đã dấy lên những làn sóng lo ngại. Các bác sĩ cho biết rằng chủng vi khuẩn gây ra cái chết đáng sợ này thuộc nhóm CRE, đã kháng lại được tất cả các loại kháng sinh tại Mỹ.

    Nghiên cứu về nhóm vi khuẩn, các nhà khoa học tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã bất ngờ phát hiện, chúng đang lây lan giữa cộng đồng một cách rất âm thầm và lặng lẽ. Các con đường lây lan của CRE được miêu tả là "vô hình", và nếu chúng ta không sớm nghiên cứu sâu hơn để giám sát nó, tương lai sẽ cón nhiều hậu quả đáng tiếc hơn nữa.

     Trong đĩa bên phải, các vi khuẩn nhóm CRE được đặt trong môi trường kháng sinh nhưng vẫn lây lan và phát triển

    Trong đĩa bên phải, các vi khuẩn nhóm CRE được đặt trong môi trường kháng sinh nhưng vẫn lây lan và phát triển

    Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm vi khuẩn nhóm CRE gây ra 9.300 ca nhiễm trùng ở Mỹ và giết chết 600 người trong số đó.

    CRE viết tắt từ Carbapenem-resistant Enterobacteriaceae, tạm dịch là Vi khuẩn gram âm đường ruột kháng kháng sinh Carbapenem. Đó là một lớp (class), bao gồm nhiều họ vi khuẩn. Mỗi họ lại bao gồm nhiều chủng loài thể hiện nhiều cơ chế kháng kháng sinh khác nhau.

    Trong trường hợp bạn còn mơ hồ về cái tên này, Enterobacteriaceae bản chất là những khuẩn đường ruột gram âm có hình que dài khoảng 1-5 micromet, còn Carbapenem là một trong những loại kháng sinh dự phòng cuối cùng, chỉ được sử dụng khi các loại kháng sinh khác đã mất hiệu lực.

    Tiến sĩ Tom Frieden, giám đốc CDC đã phải gọi CRE là “những vi khuẩn ác mộng”. Bởi vì, chúng có khả năng kháng nhiều, và đôi khi là tất cả các loại kháng sinh chúng ta có.

    Lý do mà cả một lớp nhiều họ vi khuẩn này được hình thành, bắt đầu chỉ từ một vài loài khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. Nhưng tạo hóa lại ban cho chúng kỹ thuật chia sẻ vật chất di truyền, chẳng hạn như giữa E. coli và Klebsiella pneumoniae.

    Qua đó, những con vi khuẩn có thể “dạy” nhau khả năng kháng thuốc, tạo nên cả một nhóm các họ vi khuẩn rộng lớn, rất nguy hiểm và không thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Bạn hãy tưởng tượng điều đó giống như việc một đứa trẻ dạy những đứa khác bấm chuông trộm, rồi đột nhiên cả khu phố sẽ trở nên ầm ĩ.

     Vi khuẩn kháng kháng sinh đang gây ra cơn ác mộng cho loài người

    Vi khuẩn kháng kháng sinh đang gây ra cơn ác mộng cho loài người

    Bill Hanage, nhà dịch tễ học tại Trường y tế công cộng Harvard T.H. Chan, ví tình trạng kháng kháng sinh của CRE với câu ngạn ngữ “Mất bò mới lo làm chuồng”. Ông ám chỉ đến việc chúng ta đã phát hiện ra sự lây lan âm thầm của nó quá muộn, và bởi vậy mà CRE đã gây ra những thiệt hại lớn.

    Hanage đã hợp tác với các đồng nghiệp tại Đại học Harvard và MIT để thực hiện một nghiên cứu sâu về CRE tại 3 bệnh viện ở Boston và một bệnh viện ở Irvene, California. Kết quả của họ vừa được công bố tuần này trên Kỷ yếu Viện hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ.

    Khi nhìn vào trường hợp người phụ nữ tử vong tại Nevada, mọi người đều có những lo ngại chính đáng về CRE”, Hanage nói. Ông và các đống nghiệm của mình đã thực hiện nghiên cứu sâu vào trình tự gen của 263 loài vi khuẩn thuộc lớp CRE, thu thập từ máu, nước tiểu, vết thương và đường hô hấp của bệnh nhân.

    Điều họ muốn tìm hiểu là những vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm này liệu có lây lan từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, hay những người chỉ tới phòng khám rồi ra về. Nếu xác nhận được những trình tự gen tương tự ở các mẫu vi khuẩn thu tập được, mối lo lại của Hanage là hoàn toàn hợp lý.

    Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã nằm ngoài dự tính. Mặc dù phát hiện khá ít bằng chứng về kịch bản lây truyền giữa các bệnh nhân, Hanage lại nhận thấy một ngịch lý mà ông gọi là “tình trạng báo động của sự đa dạng” các họ vi khuẩn CRE.

    Theo đó, số họ và chủng loài vi khuẩn tham gia vào nhóm kháng thuốc CRE là nhiều hơn dự đoán trước đây. Chứng tỏ, có rất nhiều loài vi khuẩn mới đã học được khả năng kháng thuốc từ nhóm này.

    Một bất ngờ nữa, qua nhiều nghiên cứu trước đây chúng ta đã tìm hiểu được nhiều gen cung cấp cho vi khuẩn khả năng kháng kháng sinh Carbapenem. Chẳng hạn như các gen được ký hiệu KPC, OXA, NDM, VIM.

    Thế nhưng nghiên cứu mới phát hiện một số vi khuẩn không mang những gen này- tuy nhiên, vẫn có thể kháng Carbapenem. Hanage cho biết nhóm của ông vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân tại sao. “Có rất nhiều các khác nhau, có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng thuốc”, ông nói.

     Các vi khuẩn kháng thuốc CRE lây lan qua nhiều con đường vô hình mà chúng ta chưa biết

    Các vi khuẩn kháng thuốc CRE lây lan qua nhiều con đường "vô hình" mà chúng ta chưa biết

    Một chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn tại CDC đồng ý với điều đó. Tiến sĩ Alex Kallen không bình luận trực tiếp về nghiên cứu - theo một nguyên tắc từ chối bình luận của CDC đối với các nghiên cứu họ không tham gia. Nhưng Kallen xác nhận rằng các vi khuẩn có rất nhiều con đường để trở nên kháng kháng sinh. “Có cả hàng trăm các cơ chế kết hợp với nhau”, ông nói.

    Nghiên cứu về CRE không phát hiện sự lây truyền đáng kể nhóm vi khuẩn này trong môi trường bệnh viện, nhưng nó lại đặt ra một câu hỏi khác. Làm thế nào mà các vi khuẩn này lại có thể lây lan? Chính những người khỏe mạnh mới đang góp phần vào việc phân tán những vi khuẩn kháng thuốc? Hanage nói rằng dù thế nào, việc giám sát mô hình lây lan của CRE cũng phải được mở rộng nghiên cứu.

    Trong khi hướng cảnh giác CRE đang tập trung nhiều vào việc điều trị các bệnh nhân nhiễm trùng với nhóm vi khuẩn này, phát hiện mới của chúng tôi cho thấy rằng CRE đang lan rộng, vượt ra biên giới rõ ràng của những người mắc bệnh. Bởi vậy, đây là lúc chúng ta phải điều tra kỹ hơn những con đường lây lan vô hình của CRE trong các cơ sở y tế và cả động đồng, nếu muốn dập tắt được nó”, Hanage nói.

    Tham khảo Statnews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ