Những lần đổ lệ trước mặt đồng nghiệp của Steve Jobs

    Nguyễn Hải,  

    Và đó là lý do tại sao mọi người lại muốn làm việc với một ông chủ lạnh lùng và khắc nghiệt đến như vậy.

    Steve Jobs – một con người tuyệt vời – nhưng đôi khi, thường hiện lên dưới bộ mặt không dễ chịu lắm.

    Ví dụ: theo tiểu sử của Jobs do Walter Isaacson viết, khi đánh giá công việc của các kỹ sư, ông ấy thường nói với họ: “Đây đúng là đống …”.

    Nhưng cựu CEO sủa Apple, John Sculley lại cho biết đó chỉ là một mặt của người đàn ông này. “Quá nhiều bộ phim và bức chân dung về Steve Jobs chỉ tập trung vào khía cạnh “người xấu” của Steve, hay những ý tưởng mà ông ấy không hoàn hảo.” Sculley nói với trang Business Insider. “Nhưng họ không giải thích được tại sao quá nhiều người muốn làm việc với người khó chịu như anh ấy, và nguyên nhân là bởi vì anh ấy là một người vô cùng nhạy cảm.”

    Điều này đã được xác nhận bởi vô số người mà Isaacson phỏng vấn, bao gồm cả em gái Jobs, Mona Simpson, người đã viết về anh trai mình trong điếu văn bằng những lời như sau: “Anh ấy là một người đàn ông xúc động đến mãnh liệt.” Thiết kế trưởng của Apple, Johnathan Ive, cho biết: “Ông ấy là người rất rất nhạy cảm.” Ngoài ra, điều này còn được xác nhận bởi hàng loạt những người đã chứng kiến những lần mà Jobs khóc trước mặt người khác.

    Dựa trên cuốn tiểu sử của Isaacson, dưới đây là một vài lần Steve Jobs đổ lệ trước mặt các đồng nghiệp của mình:

    - Khi đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak kêu gọi con trai mình giành nhiều quyền sở hữu hơn tại Apple, vì ông là người chịu trách nhiệm về các công việc kỹ thuật trong khi Jobs là người tiếp thị các sản phẩm.

    - Khi Wozniak được nhận vị trí “#1” trong bảng Mục lục nhân viên. Jobs không bằng lòng nhưng đành thỏa hiệp và chọn cho mình vị trí “#0”.

    - Khi Jobs bị tống khỏi Apple sau khi thất bại trong việc lật đổ Sculley.

    - Khi nhóm làm chiếc iMac lắp đặt ổ đĩa CD thay vì khe đĩa CD dạng nuốt đầy hứa hẹn.

    Sculley thừa nhận rằng một vài trong số các phim đã đúng một phần khi cho thấy Jobs điều khiển người khác như thế nào, bởi vì ông ấy là một “kẻ thao túng tuyệt vời.” Nhưng quan trọng hơn, Sculley cho rằng đó là một biểu hiện rất thực tế và tự nhiên của việc tại sao mọi người bị ống ấy làm cho cuốn hút và say mê đến thế.

     Một cảnh trong phim Steve Jobs của diễn viên Michael Fassbender.

    Một cảnh trong phim "Steve Jobs" của diễn viên Michael Fassbender.

    Anh ấy hoàn toàn tập trung cảm xúc của mình vào những sản phẩm mà anh ấy đang tạo ra.” Sculley cho biết. “Anh ấy giành lấy phần lớn những công việc khó khăn và sẵn sàng hy sinh mọi thứ trong cuộc đời mình bởi vì chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm mà mọi người đều yêu mến và anh ấy rất xúc động về điều đó.”

    Những đồng nghiệp đã nói về tác động của ông ấy trong việc tạo ra những sản phẩm đáng kinh ngạc. “Vì một nguyên nhân cao cả.” Sculley nhớ lại. Jobs muốn tạo ra công nghệ thay đổi cả thế giới bằng cách cho phép mọi người làm những điều đáng kinh ngạc, những điều mà họ chưa bao giờ nghĩ nó có thể trước đây.

    Trước đó, ông ấy đã tiết lộ với Isaacson về động lực cơ bản để thúc đẩy những người sáng tạo như chính mình. “Khi chúng tôi muốn sử dụng những người tài năng, chúng tôi phải biểu hiện những cảm xúc sâu bên trong mình, để cho thấy sự trân trọng của mình cho tất cả những đóng góp là tiền thân của chúng tôi, và để bổ sung điều gì đó vào dòng chảy này.” Jobs cho biết. “Và đó là điều đã thúc đẩy tôi.”

    Jobs cũng thừa nhận, đôi khi ông tìm thấy điều gì đó thực sự đáng kinh ngạc, đến mức ông phải rơi lệ. “Thỉnh thoảng, tôi tìm thấy bản thân trong sự hiện diện thuần khiết – sự thuần khiết của tinh thần và tình yêu – và tôi luôn bật khóc.”

    Tham khảo BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ