Những quả cầu ánh sáng bí ẩn tại Texas vẫn chưa được giải thích cặn kẽ, nhưng ta cũng biết được nguồn gốc đáng buồn cười của chúng
Khoa học đã vào cuộc, nhưng vẫn chưa hoàn toàn giải thích được hiện tượng kì dị nhưng ... tầm thường này.
Nếu bạn chưa từng nhìn thấy một ánh sáng lạ lơ lửng giữa trời (bất kể là sáng hay tối), thì hãy chắc chắn rằng là bạn chỉ CHƯA nhìn thấy mà thôi. Có thể nó là một chiếc máy bay, một thiết bị drone nào đó hoặc ai đấy cầm đèn pin chạy lăng quăng trong đêm. Nhưng dù là gì, thì những ánh sáng lạ kì ấy cũng rất gây tò mò.
Và chính sự tò mò đó đã kéo hàng thế hệ những du khách tới thị trấn Marfa nhỏ bé tại Texas. Đã từ rất lâu, người ta tới đây vì một thứ duy nhất: đó là những quả cầu ánh sáng kì lạ, bí ẩn và không lời có giải thích thỏa đáng cứ lơ lửng giữa cánh đồng trống, ngay bên ngoài thị trấn Marfa yên bình. Từ những năm 1800, người ta đã ghi lại được những sự kiện kì lạ này.
Dù đã có các nhà khoa học giải thích về nguồn gốc của những quả cầu ánh sáng này, vẫn có những bí ẩn mà họ chưa giải thích được.
“Những quả cầu sáng tại Marfa này mà bạn thấy hàng đêm không to như bạn nghĩ đâu”, Karl Stephan, một trong số các nhà khoa học giúp giải thích bí ẩn này cho hay. “Chúng nhỏ hơn kích cỡ của nắm đấm một người thường, nhìn gần giống một ngôi sao, có lẽ là hơi có màu vàng trắng gì đó và di chuyển rất chậm”.
Những quả cầu ánh sáng này sẽ xuất hiện bất kì lúc nào trong một đêm thanh vắng quang đãng, sáng lên ngoài đồng hoang và bay chầm chậm dọc theo đường cao tốc. Bản thân cánh đồng trống bên ngoài thị trấn Marfa đã là một quang cảnh hoang vu không giống Trái Đất rồi: bao quanh nó là sa mạc cát vàng trải ngút tầm mắt, đây đó những cây xương rồng và những cụm cỏ khô tô điểm cho khoang cảnh ảm đạm, ở đằng xa, con núi Chinati đứng mập mờ trong cái nóng.
Những quả cầu ánh sáng kì lạ được nhìn thấy từ thị trấn Marfa, Texas.
“Nó trông giống sa mạc tí chút, mà lại trông một phần giống núi”, Michael Hall, chủ biên của tờ Texas Monthly, người đã từng viết về những đốm sáng kì lạ kia cho hay. “Bạn đang ở một vị trí cao gần 2 km nên không khí đôi phần khác biệt. Cứ như là một thứ kì lạ gì đó sẽ hiện hữu tại nơi đây vậy”.
Cũng đã có những câu chuyện truyền miệng dân gian về nguồn gốc của những quả cầu ánh sáng ấy. Người thì nói rằng đó là ánh đèn của một hồn ma tù trưởng người Apache, người đã bỏ mạng trên cánh đồng hoang ấy. Nhưng nhìn chung thì dù ma quỷ có thật hay không, thì người ta vẫn cứ kéo tới đây để du lịch và ngắm hiện tượng lạ. Nói một cách khác, thì nếu có ma thật thì những người dân tại Marfa cũng vẫn cảm kích và chào đón những con ma ấy: chúng mang lại lợi nhuận cho vùng này.
Tại thị trấn khô cằn này, hàng năm người ta vẫn tổ chức lễ hội ánh sáng. Chính quyền địa phương và bang Texas đầu tư tới 720.000 USD cho kế hoạch mở rộng trung tâm thị trấn Marfa này, để khách du lịch có thể tới chiêm ngưỡng những quả cầu ánh sáng.
Trung tâm thị trấn Marfa, nơi khách tới ngồi ngắm những quả cầu ánh sáng bí ẩn.
Nhưng khách du lịch mà biết được sự thật đằng sau những quả cầu ánh sáng huyền diệu ấy, họ sẽ chẳng cất công mò tới một vùng “khô khan” hẻo lánh đẻ mà làm gì. Những ánh sáng ấy chẳng có gì bí ẩn cả và nói thẳng ra thì, nó thậm chí cũng chẳng có gì đặc biệt.
“Hóa ra chúng là đèn pha ô tô”, Karl Stephan nói. “Đèn pha từ đường cao tốc số 67, cách xa xa nơi đây chút, khoảng 25 tới 30 km về phía Nam của khu vực này”.
Stephan và một số cộng sự của mình đã đăng tải một báo cáo nghiên cứu về những ánh sáng này hồi năm 2001, trên Tạp chí Khí quyển và Vật lý Mặt trời trên Trái Đất. Sử dụng những máy đo quang phổ nhạy cảm với tia cực tím và tia hồng ngoại, họ tìm ra rằng có một điểm đặc biệt trong khí quyển của vùng đồng hoang tại Marfa: nó đã bẻ hướng ánh sáng tới từ những đường cao tốc kia, khi ánh sáng ấy băng qua quãng đường gần 30 km xuyên qua vùng hoang mạng rộng lớn này.
Khi mà ánh sáng ấy tới được mắt các du khách đang thưởng ngoạn “cảnh tượng bí ẩn hiếm có” này, chúng chẳng giống những ánh đèn pha nữa mà trở thành những quả cầu ánh sáng và trắng trôi nổi trong không khí. Nhiệt độ, độ đặc của không khí và độ ẩm nơi đây đã khiến những ánh đèn pha hiện ra lung linh như đèn của một tù trưởng da đỏ xấu số nào đó vậy.
“Khi mà nhiệt độ sa mạc tăng lên, không khí trên nền đất ấm lên và nổi lên cao khi trời tối”, nhà nghiên cứu Stephan nói. “Cứ như là ta nhìn ánh sáng qua một lăng kính gợn sóng vậy”.
Mặc dù đèn pha thì chẳng thú vị bằng mấy câu chuyện ma dọa người ta, những quả cầu ánh sáng này vẫn còn những điều bí ẩn khác chưa được giải thích. Stephan nói rằng người ta đã ghi lại được những trường hợp mà những quả cầu ánh sáng này không trùng khớp với mô tả của những ánh đèn pha bị không khí bỏ cong, chúng chạy ngược lại, nhảy múa trên không khí hay thậm chí biến mất đột ngột. Hiện vẫn chưa có lời giải thích cho hiện tượng kì quái này.
“Đồng nghiệp của tôi, anh Jim Bunnell đã chứng kiến tận mắt sự kiện này rồi và còn chụp được cả ảnh”, Stephan nói. “Đủ gần để t có thể thấy được cấu trúc kì lạ bên trong thứ ánh sáng này không phải là từ những ánh đèn pha”.
Kể cả sau khi khoa học vào cuộc và giải thích, những quả cầu ánh sáng tại Marfa, Texas vẫn là những ẩn số chưa được giải đáp trọn vẹn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời