Phần mềm giúp iPhone có thể tự nhận biết đồ vật xung quanh mình là gì

    Tuấn Anh Lê Viết,  

    Aipoly, một phần mềm mới của iPhone sử dụng công nghệ máy học (machine-learning) để nhận diện các đồ vật. Phần mềm này sẽ hỗ trợ những người có thị giác kém, và đặc biệt không cần kết nối mạng.

    Hãy tưởng tượng mỗi sáng bạn đi quanh căn phòng làm việc của mình và có một giọng phụ nữ cất ra từ chiếc iPhone của mình đọc lên những đồ vật mà mình đi qua.

    Giọng nói này là sản phẩm của một phần mềm nhận diện hình ảnh miễn phí trên iPhone có tên là Aipoly, phần mềm này được lập trình để hỗ trợ những người bị khiếm thị có thể nhận biết được những đồ vật xung quanh mình.

     Aipoly - Phần mềm nhận diện đồ vật mới.

    Aipoly - Phần mềm nhận diện đồ vật mới.

    Để sử dụng phần mềm này, bạn chỉ cần chỉ camera của iPhone về phía những đồ vật mà bạn muốn nó nhận diện, Aipoly sẽ nói những gì nó nhận thấy và đồng thời sẽ hiện thị tên của đồ vật ở trên màn hình.

    Aipoly vận hành trực tiếp trên điện thoại nên sẽ không cần điện thoại của bạn phải kết nối mạng, và nó có khả năng nhận diện từng đồ vật một mà không cần phải chụp ảnh đồ vật đó lại.

    Những nhà sáng chế ra Aipoly mong muốn phần mềm của họ có thể giúp ích cho những người bị khiếm thị nắng, và cả những người đang muốn học một ngôn ngữ mới nữa. Họ hy vọng phần mềm này sẽ hoạt động nhanh hơn những phần mềm nhận diện hình ảnh khác như Be My Eyes, TapTapSee…

    Phần mềm này được tung ra vào đầu năm nay bởi một startup tại Melbourne Aipoly. Nhà đồng sáng lập của Aipoly Simon Edwardsson giải thích Aipoly sử dụng công nghệ máy học (machine-learning), lấy cảm hứng từ những nghiên cứu về não con người. Công nghệ này hiện cũng đang được Facebook sử dụng cho việc nhận dạng khuôn mặt, Google sử dụng cho công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh.

     Cách thức hoạt động của Aipoly.

    Cách thức hoạt động của Aipoly.

    Aipoly nhận diện đồ vật bằng cách chia nhỏ các đồ vật mà nó thu được ra thành nhiều phần như các đường cong, đường thẳng, các họa tiết (như họa tiết kẻ sọc), sau đó nó sẽ tận dụng những phần đã phân tích để xác định và nhận diện các đồ vật.

    Edwardsson nói Aipoly đã có thể chỉ ra hầu hết mọi đồ vật có trong văn phòng làm việc của ông, mặc dù phần mềm này vẫn còn cần được cải thiện thêm. Hiện nay Aipoly chỉ nhận diện được khoảng 1000 đồ vật, Edwardsson hy vọng sẽ tăng được số đồ vật nhận diện được lên 5000 đồ vật.

    Mặc dù phần mềm này nhận diện đúng được khá nhiều đồ vật mặc dù chỉ thấy một phần của đồ vật đó, nhưng vẫn có một vài đồ vật nó nhận diện sai.

    Ví dụ như khi chĩa camera của điện thoại vào con chuột máy tính, nó sẽ nhận diện thành “Chevrolet,” và sau đó là “wheel,” và cuối cùng mới là “mouse”.

    Người dùng có thể đào tạo Aipoly bằng cách gõ một từ hoặc một cụm từ đúng cho đồ vật mà nó nhận dạng sai. Những dữ liệu được người dùng bổ sung thêm này sẽ được tải lên server của Aipoly và công ty này sẽ đưa những thông tin chính xác này vào một bản cập nhật phiên bản mới của Aipoly, phần mềm này sẽ được cập nhật vài tuần một lần.

    Jeff Bigham, giáo sư tại đại học Carnegie Mellon, nói rằng Aipoly dường như nhận diện đồ vật rất tốt, nhưng ông chưa thấy chúng có tác dụng gì nhiều khi những đồ vật này hoàn toàn có thể được nhận ra bằng cách chạm tay vào.

    Có lẽ nếu muốn Aipoly trở nên hữu dụng, công ty này cần phải cho nó nhận diện được những đồ vật có hình dạng giống nhau mà tay người sờ vào cũng khó nhận diện được.

    Theo TechnologyReview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày