Phát hiện vết rạn cửa sổ trên trạm vũ trụ, các phi hành gia đã nhận ra một vấn đề không hề đơn giản

    Dink,  

    Rác trên đất liền, trên biển và giờ lại tới rác thải trên vũ trụ. Có vẻ việc "đánh dấu lãnh thổ" này của con người đang hơi quá đà.

    Rác thải vũ trụ đang nhiều lên theo từng đợt phóng tàu vũ trụ của con người, và chính những thứ rác đó sẽ trở thành mối nguy cho vệ tinh và các trạm vũ trụ trong tương lai.

    Một vật bé tí xíu cũng có thể gây ra thảm họa, khi nó đạt được vận tốc quỹ đạo lên tới 34.500 km/h, bằng chứng về những mối nguy ngoài không gian đã được phi hành gia Tim Peake công bố.

     Vết rạn khoảng 7 mm trên cửa kính của trạm ISS, đằng sau là khoảng tối của vũ trụ vô tận.

    Vết rạn khoảng 7 mm trên cửa kính của trạm ISS, đằng sau là khoảng tối của vũ trụ vô tận.

    Phi hành gia Peake đã chụp được hình ảnh này từ bên trong Vòm Trạm Vũ trụ Quốc Tế ISS vào hồi tháng 4 vừa rồi. Vòm này được các kĩ sư Châu Âu thiết kế và lắp đặt năm 2010, với mục đích là làm một khu vực riêng để các phi hành gia chụp lại được những bức ảnh của Trái Đất.

    Cửa kính của Vòm được làm bằng silica tổng hợp và kính borosilicate, một loại kính chống nhiệt. Được thiết kế bền vững, những cửa sổ này có thể chịu được những va đập từ những mảnh rác vũ trụ bay với vận tốc kinh hoàng.

     Phi hành gia Tim Peake.

    Phi hành gia Tim Peake.

    Tôi thường xuyên được người ta hỏi rằng trạm ISS có bị ‘dính đòn’ bởi rác thải vũ trụ không. Câu trả lời khá là rõ ràng với vết nứt trên cửa sổ kia”.

    Để bảo vệ phi hành đoàn cùng toàn bộ thiết bị bên trong, lớp che chắn bên ngoài của ISS được làm cực tốt, và những vết nhỏ như thế này thường không gây hại gì đến việc vận hành trạm.

    Đây cũng không phải lần đầu tiên những mảnh rác nhỏ va đập với trạm vũ trụ.

    Năm 2013, phi hành gia người Canada Chris Hadfield đã đăng một tấm ảnh của một lỗ thủng nhỏ trên một trong những tấm pin Mặt Trời, lỗ thủng tạo ra bởi rác vũ trụ va vào với tốc độ cao. Rác nhỏ thì không thành vấn đề, nhưng nếu một mảnh vỡ lớn đập va đập và Trạm thì rất có thể điều không may sẽ xảy ra.

     Lỗ thủng trên tấm pin Mặt Trời, gây ra bởi một mảnh rác vũ trụ.

    Lỗ thủng trên tấm pin Mặt Trời, gây ra bởi một mảnh rác vũ trụ.

    Một mảnh có đường kính chỉ 1cm thôi cũng có thể khiến hệ thống bay của vệ tinh gặp sử cố. Bất cứ cái gì to hơn 1 cm sẽ có thể xuyên thủng lớp bảo vệ của buồng trạm, và khi mảnh rác đó lớn gấp 10 lần, nó có thể thổi bay được một vệ tinh.

    Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, đã có những nghiên cứu và hướng dẫn phi hành đoàn tránh những rủi ro đáng tiếc bằng cách loại bỏ thùng nhiên liệu hay xả điện của bình năng lượng mỗi khi sứ mệnh không gian kết thúc để tránh cháy nổ, để chắc chắn rằng khi tiến vào bầu khí quyển, phi hành đoàn cũng như tàu sẽ an toàn hơn.

    Trong tháng 12 vừa rồi, một đoạn clip ngắn được giảng viên tại Đại học London, giáo sư Stuart Grey đăng tải, cho chúng ta một hình ảnh dễ dàng hình dung hơn về các loại rác thải đang quay quanh Trái Đất.

    Lượng rác vũ trụ khổng lồ tích dần theo năm tháng.

    Ước tính có tới hơn 20.000 loại rác đang mắc kẹt trong quỹ đạo của Trái Đất: động cơ đã chết máy, vệ tinh quá hạn sử dụng và nhiều loại rác khác từ các sứ mệnh vũ trụ.

    Video thể hiện lượng rác đã ứ đọng ở đó từ những ngày đầu của cuộc đua khám phá vũ trụ, với "mảnh rác" nhân tạo đầu tiên là phần thân tên lửa để phóng vệ tinh Sputnik của Nga năm 1957.

     Vệ tinh Sputniik, vệ tinh đầu tiên của con người.

    Vệ tinh Sputniik, vệ tinh đầu tiên của con người.

    Rồi tới nhiệm vụ vũ trụ đầu tiên của Mỹ, Explorer 1. Khi nhiệm vụ đưa con người ra vũ trụ lần đầu tiên được thực hiện năm 1961, đã có khoảng 200 vật thể trôi nổi trong quỹ đạo Trái Đất, và cứ như vậy, đống rác vũ trụ ấy vẫn lớn dần lên cho tới ngày hôm nay.

    Khi chúng ta đến với kỷ nguyên công nghệ vũ trụ hiện đại tại thế kỷ 21 này, ước tính đã có tới 9.000 vật thể rác trong quỹ đạo Trái Đất rồi.

    Các nhà khoa học đang tìm kiếm một giải pháp dọn rác vũ trụ. Dự án CleanSpace One đang phát triển một vệ tinh dọn rác, theo như thiết kế thì vệ tinh này sẽ thu được những mảnh rác nhỏ và tiêu hủy chúng ngay trong bầu khí quyển của chúng ta.

    Theo lịch trình, vệ tinh dọn rác này sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2018.

     Vệ tinh dọn rác dự kiến sẽ lên quỹ đạo vào năm 2018.

    Vệ tinh dọn rác dự kiến sẽ lên quỹ đạo vào năm 2018.

    Tham khảo DailyMail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày