Đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ và thất bại ê chề tại Việt Nam

    PV,  

    Là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ nhưng Mũ nồi xanh lại thất bại thảm hại tại chiến trường Việt Nam.

    Nhiệm vụ "đặc biệt" của Mũ nồi xanh

    Cũng như đa số lực lượng đặc nhiệm khác, Mũ nồi xanh có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của nó là hoạt động bí mật trong hậu phương địch, tìm kiếm và xây dựng mối liên kết với những nhóm, tổ chức người bản địa có chung kẻ thù với nước Mỹ, huấn luyện quân sự, tổ chức chiến tranh du kích. Đây là loại nhiệm vụ khiến Mũ nồi xanh trở nên "đặc biệt" hơn so với các lực lượng đặc nhiệm khác. Vì chúng không chỉ yêu cầu các kỹ năng quân sự thông thường, mà lính Mũ nồi xanh phải thông thạo ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá của từng khu vực mà họ đang hoạt động. Không chỉ là một người lính, Mũ nồi xanh còn phải đóng vai trò là điệp viên và nhà ngoại giao.

    Nếu như Delta Force hay Seal Team 6 tập trung vào những kiểu chiến dịch vũ lực với độ chính xác và cường độ cao, trong thời gian ngắn, đúng kiểu phim hành động Hollywood, thì kiểu nhiệm vụ chuyên biệt của Mũ nồi xanh lại diễn ra âm thầm trong thời gian dài, rất ít thậm chí không sử dụng vũ lực.

    Cuộc chiến tại Afghanistan là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu nhiệm vụ này. Lính Mũ nồi xanh cùng các đặc vụ CIA là những lực lượng Mỹ đầu tiên đặt chân tới Afghanistan, rất lâu trước khi cuộc chiến chính thức bắt đầu. Mục đích là để xây dựng liên lạc với Liên Minh phương Bắc và một số các bộ lạc Pashtun ở miền Nam, đây đều là những kẻ thù của Taliban, và thuyết phục họ trở thành đồng minh của Mỹ.

    Đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ và thất bại ê chề tại Việt Nam
    Một nhóm Mũ nồi xanh sau khi xây dựng thành công liên minh với 1 bộ lạc Pashtun. Người đàn ông trong vòng tròn là tộc trưởng.

    Khi chiến sự nổ ra, những nhóm nhỏ lính Mũ nồi xanh hỗ trợ trực tiếp cho các cánh quân đồng minh Afghanistan bằng cách sử dụng thiết bị đánh dấu mục tiêu để không lực Mỹ ném bom chính xác vào các vị trí quân Taliban. Công thức "lục quân Afghanistan không quân Mỹ" đã thành công, khiến chế độ cầm quyền Taliban sụp đổ nhanh chóng mà Mỹ không cần phải triển khai một lực lượng quân sự lớn trên bộ.

    Đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ và thất bại ê chề tại Việt Nam
    Lính Mũ nồi xanh chỉ thị mục tiêu cho không quân ném bom thông minh.

    Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 2, năm 2003, theo kế hoạch ban đầu thì quân đội Mỹ sẽ đồng thời mở 2 mặt trận. Phía nam từ Kuwait đánh lên, và phía bắc từ Thổ Nhĩ Kỳ đánh xuống. Tuy nhiên, đến phút chót, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho quân Mỹ mượn đường. Do đó tại mặt trận phía bắc, Mỹ chỉ có thể đưa vào một số lính Mũ nồi xanh để phối hợp với lực lượng vũ trang của người Kurd, một sắc tộc thường xuyên bị chế độ Saddam Hussein đàn áp.

    Tương tự như tại Afghanistan, các nhóm lính Mũ nồi xanh sẽ cùng hành quân với quân người Kurd. Và khi gặp quân đội Iraq, họ sẽ chỉ điểm mục tiêu cho không quân ném bom. Tuy vậy, cũng có khi Mũ nồi xanh phải trực tiếp tham chiến, tiêu biểu là tại trận chiến đèo Debecka, nơi một nhóm 26 lính Mũ nồi xanh đụng độ với một đại đội cơ giới Iraq. Trong trận chiến này, với việc sử dụng tên lửa chống tăng vác vai tự động Javelin, nhóm lính đặc nhiệm đã đẩy lùi được đối phương và bảo vệ nút giao thông trọng yếu này. Tổng cộng có 19 tên lửa được phóng đi, 17 trong đó trúng đích, tiêu diệt 2 xe tăng, 8 xe bọc thép chở quân, và 4 xe tải.

    Đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ và thất bại ê chề tại Việt Nam
    Một lính Mũ nồi xanh tại trận Debecka, sử dụng đại liên 12.7mm M2.

    Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính là tác chiến phi quy ước, Mũ nồi xanh cũng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác. Tại cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 1, 1991, Mũ nồi xanh thực hiện nhiệm vụ tuần tra bên kia chiến tuyến, theo dõi các hoạt động chuyển quân của quân Iraq. Tại Columbia, Mũ nồi xanh tham gia các hoạt động chống lại các tổ chức buôn ma tuý.

    Một loại nhiệm vụ khác là Mũ nồi xanh thường xuyên tham gia là huấn luyện quân sự cho các nước đồng minh, do họ có lợi thế am hiểu ngôn ngữ và văn hoá địa phương. Trong những năm gần đây, Mũ nồi xanh đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch chống khủng bố, chống quân nổi dậy tại Afghanistan và Iraq.

    Đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ và thất bại ê chề tại Việt Nam
    Mũ nồi xanh huấn luyện quân đội quốc gia Afghanistan.

    Thảm bại tại Việt Nam

    "Mũ nồi xanh" bắt đầu tham chiến tại Việt Nam vào ngày 24/05/1964 và là một trong những lực lượng đặc biệt đầu tiên tham chiến tại Việt Nam.

    Nhiệm vụ của "Mũ nồi xanh" là tiến hành các hoạt động đánh phá luồn sâu vào bên trong hậu phương của quân giải phóng miền nam, làm gián đoạn sự phát triển của phong trào cách mạng tại miền nam Việt Nam. Lực lượng này thậm chí từng nhảy dù xuống miền bắc Việt Nam để đánh phá, tuy nhiên, phần lớn quân nhảy dù xuống miền Bắc đều bị bắt ngay sau khi tiếp đất.

    Tháng 09/1965, lực lượng Mũ nồi xanh được lệnh tiến hành các hoạt động trinh sát dọc theo biên giới giữa Lào và Việt Nam để nghiên cứu tuyến đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh.

    Tuy nhiên, vào cuối năm 1965, hoạt động trinh sát của Green Baret bắt đầu trở nên lung lay. Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn chí mạng vào các hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn miền Nam, biến năm này trở thành thời kỳ đen tối đối với các lực lượng đặc biệt Mỹ.

    Đầu những năm 1970, Mũ nồi xanh và các lực lượng đặc biệt khác của Mỹ phải co cụm về các khu vực đô thị và đến năm 1972 thì rút dần về nước theo Hiệp định Paris.

    Một số chuyên gia quân sự nhận định, tại chiến trường Việt Nam, Mũ nồi xanh đã đi vào "vết xe đổ" của CIA. Họ thất bại bởi tinh thần dân tộc, sự dũng cảm, kiên cường của quân và dân Việt Nam.

     

    Theo Soha.vn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ