Điểm mặt những khẩu tiểu liên nổi tiếng nhất từ trước tới nay (Phần I)

    TVD,  

    (GenK.vn) -Súng tiểu liên là loại vũ khí cá nhân tầm gần, thuộc họ súng máy, cũng thuộc họ súng tự động tùy theo phân loại của các quốc gia.

    Súng tiểu liên là loại vũ khí cá nhân tầm gần, thuộc họ súng máy, cũng thuộc họ súng tự động tùy theo phân loại của các quốc gia. Do cấu tạo trích khí gián tiếp hoặc trực tiếp để lùi khóa nòng phối hợp với lò xo đẩy đạn, lò xo hồi khóa nòng để nạp đạn tự động, tiểu liên có thể bắn từng phát hoặc bắn liên tục. Tốc độ bắn trong thử nghiệm súng có thể đạt 600 phát/phút. Tốc độ bắn trong thực tế chiến đấu khoảng 100 phát/phút. Hộp tiếp đạn có thể chứa từ 20 đến 40 viên.

    Được phát mình đầu tiên bởi người Đức trong Thế chiến thứ I, sau đó tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến II với hai khẩu tiêu liên huyền thoại là M1 Thompson và MP-40. Cho đến sau này, người Đức vẫn chứng tỏ vị trí đứng đầu trong công nghệ sản xuất súng tiểu liên của mình với khẩu MP5 rất nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

    M1 Thompson

    Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)

    Dài : 852mm (M1928)

    Nặng : 4,9kg (M1928)

    Băng đạn : băng đạn thẳng 20/30 viên, băng đạn tròn 50/100 viên

    Tầm bắn hiệu quả : 100-150m

    Tốc độ bắn: 600 viên/phút

     

    Súng tiểu liên Thompson do ông John T. Thompson thiết kế đã đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921 với nhiều phiên bản. Thompson là tiểu liên chính của cảnh sát Mỹ trong khoảng thời gian sau vài năm nó được tạo ra, nó cũng xuất hiện với vai trò là súng tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong Thế chiến hai, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác. Trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, các chiến sĩ cùng người dân Miền Nam Việt Nam đã tịch thu rất nhiều súng Thompson từ quân đội Pháp và đặt cho nó cái tên ngộ nghĩnh là Tôm sông.

    Khẩu súng này có nhiều ưu điểm: tốc độ bắn nhanh, thay đạn dễ dàng, bắn khá chính xác. Nhiều loại súng hiện đại thời nay vẫn dựa trên mẫu Thompson để sản xuất vì cơ cấu chốt khóa cơ bẩm của Thompson làm cho súng tản nhiệt nhanh, cò súng ít khi bị kẹt nhưng cũng bộc lộ nhược điểm: súng khá nặng. Do sử dụng đạn .45 ACP nên súng khá nặng so với những loại súng tiểu liên 9mm khác như là: Sten, MP-40, MAT-49,... Thompson M1919 là khẩu súng sơ khai của các mẫu súng Thompson khác. Sau khi biến chuyển nhiều lần, nó trở thành khẩu M1928 huyền thoại trên mặt trận Thái Bình Dương.

     

    Được xem là khẩu súng tiểu liên có liên quan tới các băng đảng gangster ở Mỹ, bằng chứng là trong một bộ phim hình sự của năm 2009 là Public Enemies (Kẻ thù quốc gia), trong bộ phim này Johnny Deep vào vai một tên trùm băng cướp khét tiếng có thật trong lịch sử nước Mỹ tên là John Dillinger, anh ta cùng một số đồng bọn lẫn cả những nhân viên FBI đều dùng súng M1928 "Tommy Gun" trong suốt bộ phim. Súng Thompson có một mối quan hệ tốt với quân đội không lâu sau. Nó được sản xuât rộng rãi từ năm 1925 trở đi cho quân đội Mỹ với số lượng không nhỏ. Liên thanh là một trong những lợi và yếu thế của nó vì đôi khi tản nhiệt không kịp. Độ giật của nó khá cao, vì vậy nên khẩu M1928A1 được đặt thêm thiết bị giảm rung, tiếng Anh gọi là Cutts compensator. Nhưng rắc rối xảy ra khi nó khá đắt tiền và gia công lâu nên khẩu M1A1 ra đời thay thế chỗ cho nó trên mặt trận phía Tây. Sau chiến tranh Triều Tiên, nó tiếp tục nhiệm vụ trong chiến tranh Việt Nam vài năm đầu, đến năm 1965 thì bị thay thế bởi súng trường M16 và AR-15.

    MP-40

    Cỡ đạn : 9x19mm Parabellum

    Dài : 630/833mm

    Nặng : 4,03/4,7kg

    Băng đạn : 32 viên

    Tầm bắn hiệu quả : 100m

    Tốc độ bắn: 550 viên/phút

     

    MP-40 (MP viết tắt của Maschinenpistole) là loại súng tiểu liên cùng dòng được quân đội Đức quốc xã sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai, ngoài ra nó còn được các lực lượng vũ trang khác sử dụng. Nó có 2 người anh em nữa là MP-38 và MP-41. MP-40 được Heinrich Vollmer thiết kế dựa trên mẫu VPM 1930 của Heinrich Vollmer. Quân Đồng minh thường gọi nó là "Schmeisser" theo tên Hugo Schmeisser mặc dù nó thực sự không phải thiết kế của nhà thiết kế súng này.

    MP-40 là loại súng tiểu liên bán tự động và tự động, hoạt động theo nguyên tắc trích khí phản lực, với thiết kế vỏ kim loại hoàn toàn cùng báng gấp khá đẹp và gọn. Ban đầu người ta sản xuất chúng từ nhôm đúc, nhưng sau đó do quá tốn kém nên chúng chỉ được làm với nhôm dát mỏng qua kỹ thuật hàn điện và thậm chí cả nhựa tổng hợp.Tuy nhiên, chúng vẫn nổi tiếng với sự chính xác cao và đặc biệt không bao giờ bị kẹt đạn khi bắn.

     

    Tuy vậy, khẩu MP-40 vẫn có những điểm yếu như ở băng đạn 32 viên của nó. Với kiểu thiết kế băng đạn đẩy từng viên một lên nòng, chứ không phải đẩy 2 viên một lên nòng như khẩu Thompson của Mỹ, tạo ra ma sát lớn giữa các viên đạn trong băng đạn và đôi khi làm cho đạn bị chẹt không lên nòng được. Một nhược điểm nữa mà ta thường xuyên thấy là xạ thủ khi bắn thường nắm tay vào băng đạn tạo ra áp lực lớn lên băng đạn làm băng đạn bị lệch khỏi vị trí và bị lỏng ra khi lắp vào súng. Lính Đức luôn được huấn luyện để khi bắn luôn để tay vào phía giữa băng đạn và cò súng để tránh làm hỏng súng.

    PPSh-41

    Cỡ đạn : 7,62×25mm Tokarev

    Dài : 843mm

    Nặng : 4,3-5,45kg

    Băng đạn : băng đạn trống 71 viên và băng đạn cong 35 viên

    Tầm bắn hiệu quả : 200m

    Tốc độ bắn: 900 viên/phút

     

    PPSh-41 (Pistolet-Pulemyot Shpagina obrazet 1941 - Súng tiểu liên của Shpangin kiểu năm 1941) là súng tiểu liên được kỹ sư Georgi Shpagin thiết kế. Súng được chấp nhận trang bị năm 1941 và là súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết trong thế chiến thứ hai. Có thể coi đây là một phiên bản đơn giản hóa, tối ưu hóa của khẩu súng tiểu liên do thiếu tướng - kỹ sư Vasily Degtyaryov thiết kế năm 1934 (cải tiến vào năm 1940 trở thành PPD-40). PPSh-41 với thiết kế máy lùi, bắn khi khóa nòng hở, sử dụng đạn 7,62×25mm của súng ngắn Tokarev TT-33 đã trở thành súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết khi đó.

    Ngoài thiết kế đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, những khẩu PPSh-41 được sản xuất trong thế chiến còn rất rẻ do các bộ phận bằng kim loại, trừ nòng và khóa nòng, đều không được gia công bằng các phương pháp phức tạp như súng trường, tuy nhiên vẫn bảo đảm cho khẩu súng có một kết cấu vững chắc. Hàng triệu khẩu PPSh-41 đã ra đời trong các nhà máy tạm thời được sơ tán kể từ khi quân Đức tràn vào lãnh thổ Liên bang Xô Viết.

     

    Đạn 7,62×25mm Tokarev có đường đạn và khả năng xuyên tốt hơn nhiều so với đạn 9x19mm, và tốt hơn nhiều so với đạn .45 ACP. Có thể nói nền móng thành công của 7,62×25mm Tokarev là 7,63×25mm Mauser. Ngoài ưu thế về đạn, PPSh-41 còn có tốc độ bắn lý thuyết lên tới 900 phát/phút tạo ra ưu thế hỏa lực chế áp tầm gần và xung phong. Điều này được củng cố bởi hộp tiếp đạn trống 71 viên làm tăng khả năng duy trì hỏa lực, hạn chế thời gian dừng thay đạn.

    Sten

    Cỡ đạn : 9x19mm Parabellum

    Dài : 900mm (MkII)

    Nặng : 3,48kg (MkII)

    Băng đạn : 32 viên

    Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

    Tốc độ bắn 500 viên/phút

     

    Sten là một trong những khẩu súng tiểu liên được dùng bởi quân đội Anh và tất cả lực lượng kháng chiến ở châu Âu trong suốt thế chiến thứ hai. Đây là một trong những khẩu súng tiểu liên nổi tiếng nhất trong thời thế chiến thứ hai, chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Súng tiểu liên Sten được thiết kế khá đơn giản với chi phí sản xuất thấp.

    Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, tất cả súng tiểu liên được gửi đến cho quân đội Anh ở tất cả các mặt trận và cũng được bán cho những lực lượng kháng chiến ở châu Âu. Những người kháng chiến bảo rằng thật may mắn khi họ có khẩu Sten vì trước khi Sten ra đời thì họ phải dùng Thompson, MP-40 và một vài khẩu súng trường khác. Hai khẩu tiểu liên đó không có giảm thanh khiến cho những cuộc phục kích và ám sát những sỹ quan cấp cao Đức bị quân lính Đức phát hiện rất nhanh, kết quả là hơn một nữa số người đã bị bắt hoặc bị bắn chết ngay tại chỗ. Nhờ mẫu Sten Mk IIS có thể gắn giảm thanh lẫn cả sự chính sác cao nên việc ám sát của họ đã thành công, có rất nhiều người đã nhận xét rằng Sten có tạo hình rất lạ giống một khẩu súng tự tạo tại nhà hơn là vũ khí trong chiến tranh.

     

    Tuy vậy, khẩu Sten cũng bị coi là thiếu tin cậy hơn so với khẩu Thompson hay MP-40, nó không thể hoạt động ổn định trong những môi trường khắc nghiệt nhưrừng nhiệt đới. Chính vì điều đó đã khiến cho cuộc ám sát một sĩ quan SS, Reinhard Heinrich của hai lính biệt kích người Séc suýt nữa thất bại chỉ vì khẩu Sten của họ bị kẹt đạn và họ phải sử dụng lựu đạn. Có một điều lạ là súng Sten đã được dùng bởi rất nhiều lực lượng Anh trên tất cả các chiến trường nhưng các lực lượng ở châu Phi sử dụng Sten với số lượng ít vô cùng, trong hàng ngàn binh lính chỉ có vài trăm người là dùng khẩu Sten.

    Sten đã được bán khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh Việt Nam, nó là một khẩu tiểu liên ưa thích của nhiều lực lượng nổi dậy từ nhiều cuộc chiến trên thế giới. Vì sử dụng loại đạn nổi tiếng thế giới, 9x19mm, nên việc tìm và mua đạn cho khẩu Sten không khó cho lắm. Đáng chú ý nhất là quân du kích Mujahideen và Taliban trong chiến tranh Afghanistan cùng với nhiều lực lượng nổi dậy khác ở châu Phi.

    (Còn tiếp...)

    Tham khảo: Wiki

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ